GS.TS. Nguyễn Văn Minh: "Cần có cách làm mới mẻ, đột phá cho giáo dục Thủ đô"

 GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
(PLVN) -  Hà Nội là thành phố có nhiều mối quan hệ quốc tế, có nhiều cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn. Hằng năm, số học sinh du học khá nhiều so với các địa phương khác. Vì vậy, sự liên thông của chương trình để được công nhận với khu vực và quốc tế phải được đặt ra, thay vì thuần túy liên kết với một vài trường nhỏ lẻ. 

Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực”. Theo GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, muốn đạt được điều này, Hà Nội cần lấy phát triển giáo dục và đào tạo làm nền tảng.

“Phát triển giáo dục đào tạo – Nền tảng và động lực cho Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”

PV: Thưa Giáo sư, ông đánh giá thế nào về toàn cảnh giáo dục và đào tạo của Thủ đô?

GS.TS. Nguyễn Văn Minh: Một cách khách quan, giáo dục và đào tạo Thủ đô đã có những thành tựu đáng ghi nhận, cả về chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Điều này có thể được minh chứng qua kết quả thi tốt nghiệp và các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Giáo dục và đào tạo Thủ đô cũng là đơn vị đi đầu trong việc xã hội hóa giáo dục.

Điều này cũng dễ hiểu vì đó là quyết tâm chính trị của thành phố và Hà Nội cũng có những tiền đề, lợi thế cần thiết để thực hiện. Tuy vậy, giáo dục và đào tạo Thủ đô cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc và lúng túng.

Hà Nội như là một Việt Nam thu nhỏ, có thành phố, có nông thôn và có cả miền núi. Mật độ di dân cơ học cao, công tác dự báo chưa thật chuẩn xác nên ngành giáo dục đào tạo hằng năm phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Thủ đô như tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, tôi cho rằng, giáo dục và đào tạo Thủ đô còn rất nhiều việc phải làm và đòi hỏi những cách làm mới mẻ, đột phá và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

PV: Giáo sư có thể cho biết cụ thể hơn về thực trạng và những cách làm mới mẻ, đột phá mà giáo dục, đào tạo Thủ đô có thể áp dụng được?

GS.TS. Nguyễn Văn Minh: Về thực trạng, có thể thấy đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của Thủ đô cơ bản là đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. Đây là ưu thế. Về trường lớp, Hà Nội có nhiều trường có bề dày truyền thống và chất lượng đào tạo tốt. Tuy nhiên, Hà Nội là một địa bàn rộng (diện tích 3.359,82 km², có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 13 quận, 16 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn).

Đây là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã. Sự phân bố dân cư giữa các địa phương của Hà Nội không đồng đều, nội thành và các khu chung cư có mật độ cao; các huyện ngoại thành mật độ dân cư thấp hơn. Điều này dẫn đến sự bất cập về hệ thống trường học đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh.

Từ đây cũng đặt ra đối với quy hoạch của thành phố về vấn đề trường lớp. Hà Nội là địa phương có số lượng trường tư thục, trường có yếu tố quốc tế thuộc hạng lớn nhất cả nước. Ngoài ra, trên địa bàn Thủ đô còn có hệ thống trường chuyên, trường thực hành thuộc các trường đại học. Về chất lượng, như đã trình bày, chất lượng giáo dục đào tạo của Thủ đô so với các địa phương trong cả nước nằm trong nhóm đáng ghi nhận.

Hà Nội có những ngôi trường danh tiếng, có tuổi đời hơn 100 tuổi

Hà Nội có những ngôi trường danh tiếng, có tuổi đời hơn 100 tuổi

Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo Thủ đô vẫn chưa mang tính dẫn dắt, chưa có các mô hình điển hình trong giáo dục có thể nhân rộng; mặc dù có các trường có yếu tố quốc tế, trường quốc tế nhưng trong vận hành còn không ít bất cập; thiếu các nghiên cứu bài bản nên khi thí điểm vấp phải khó khăn. Vì vậy, để “xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo” giáo dục và đào tạo Thủ đô cần có các mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội.

Do đó, muốn thực hiện được “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, muốn “Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô”, ngoài các giải pháp về chính trị, kinh tế, cần xác định giáo dục toàn diện là nền tảng, là con đường để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu này.

Điều này đòi hỏi công tác quy hoạch phải có tầm nhìn và dự báo rất đúng mức. Bảo đảm điều kiện trường lớp, đội ngũ để “ai ai cũng được học hành”. Cần quyết liệt hơn khi triển khai các khu đô thị phải đồng bộ với nó là trường học; với khu vực nội đô, cần xem lại mô hình trường học đạt chuẩn trong thời đại 4.0.

Trong quy hoạch thủ đô cần xác đinh rõ giữa việc xây dựng các khu đô thị, khu sản xuất phải đồng thời có đất cho giáo dục, y tế. Cần có tầm nhìn dài hạn cho vấn đề này. Trong chương trình giáo dục địa phương cần làm rõ nội hàm “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” một cách cụ thể và phải đưa vào trong chương trình giáo dục.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, để “xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo” giáo dục và đào tạo Thủ đô cần có các mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, để “xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo” giáo dục và đào tạo Thủ đô cần có các mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội.

Giáo dục Hà Nội cần được liên thông, liên kết với quốc tế

PV: Giáo sư có đề cập việc giáo dục và đào tạo Thủ đô chưa mang tính dẫn dắt, chưa có các mô hình điển hình trong giáo dục nhưng cũng nhấn mạnh nền tảng của giáo dục toàn diện và giáo dục đại trà, điều này có mâu thuẫn không, thưa Giáo sư?

GS.TS. Nguyễn Văn Minh: Giáo dục đại trà là an sinh xã hội, là ưu việt và bình đẳng xã hội. Tôi cho rằng, Thành phố Hà Nội cần đặc biệt quan tâm đến diện rộng này, trong đó có các khu công nghiệp, các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc. Với giáo dục mũi nhọn, củng cố và phát triển hệ thống vốn có.

Các trường chất lượng cao (không chỉ chất lượng mà còn dịch vụ) nên chăng xã hội hóa và để tư nhân đầu tư. Không nên biến các trường công thành trường chất lượng cao (cơ sở vật chất, mặt bằng do Thành phố đầu tư), điều này vô hình trung tạo nên bất bình đẳng, trong khi những khu vực nội đô đang thiếu phòng học cho học sinh.

"Hà Nội là thành phố có nhiều mối quan hệ quốc tế, có nhiều cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn. Hằng năm, số học sinh du học khá nhiều so với các địa phương khác. Vì vậy, sự liên thông của chương trình để được công nhận với khu vực và quốc tế phải được đặt ra, thay vì thuần túy liên kết với một vài trường nhỏ lẻ. Nếu chương trình không có sự đồng nhất, không thể chuyển đổi thì rất khó trong hội nhập. Vì vậy, để hội nhập thì chương trình đào tạo phải được chuẩn hóa từ nội dung, giảng dạy, kiểm tra, thi cử. Học sinh, sinh viên dù ở đâu đến học tại trường dù chỉ một lớp, một học phần cũng có thể được công nhận rộng rãi. Đây là bài toán không dễ nhưng nỗ lực sẽ làm được. Đối với hệ thống đại học, dạy nghề cũng cần quan tâm đến tâm lý người học. Bởi không chỉ là chuyện học tập, mà còn là chuyện việc làm".

GS.TS Nguyễn Văn Minh

Đặc biệt, theo tôi, cần có chính sách ưu tiên hơn nữa cho các đơn vị đầu tư giáo dục về mặt bằng, về đất đai, về thuế. Cần bảo đảm hệ thống công lập cho mọi đối tượng trong lứa tuổi đến trường. Ưu tiên đầu tư toàn diện cho giáo dục đại trà, cho các vùng nông thôn, miền núi, khu công nghiệp. Thực hiện xã hội hóa nhằm đáp ứng cho các đối tượng người học khác nhau.

Tôi kiến nghị cho phép Hà Nội được tạo sự liên thông, liên kết với hệ thống giáo dục khu vực và quốc tế và được phép điều chỉnh chương trình phù hợp theo thông lệ quốc tế ở mức độ cơ bản.

PV: Với cách làm này, nếu được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội có thể tạo các hình mẫu trường học và giáo dục để nhân rộng, thưa Giáo sư?

GS.TS. Nguyễn Văn Minh: Hà Nội là thành phố lớn, lại có nông thôn, có các khu công nghiệp, thậm chí có cả miền núi, có các cộng đồng dân tộc khác nhau. Đây là cơ hội tốt để Hà Nội đi đầu xây dựng các mô hình giáo dục phù hợp và trên cơ sở đó phát triển ở các địa phương khác.

Ngoài việc Hà Nội được phép xây dựng hệ thống trường liên cấp, có thể xây dựng các trường nghề phù hợp với các khu vực phát triển khác nhau gắn bó chặt chẽ với giáo dục phổ thông; các trường trung học phổ thông gắn với giáo dục nghề nghiệp.

Chúng ta đã nói nhiều đến mong muốn về ngôi trường thông minh và hạnh phúc, trong thời đại chuyển đổi số, việc xây dựng mô hình trường học phù hợp với thời đại cần được đặt ra như một giải pháp đột phá. Trường học thông minh là mô hình trường học tiên tiến và thích ứng cao với môi trường công nghệ và sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại. Trường học thông minh vận dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực trên nền tảng ứng dụng tiến bộ công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và sự phát triển của từng học sinh nói riêng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước đối với giáo dục phổ thông trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi.

Do đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ, Hà Nội được phép xây dựng hệ thống trường học quy chuẩn theo thông lệ quốc tế và có cơ chế đầu tư phù hợp; được quyền đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên theo yêu cầu của địa phương theo cơ chế riêng; được quyền sắp xếp lịch học phù hợp.

GS.TS Nguyễn Văn Minh: "Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ, Hà Nội được phép xây dựng hệ thống trường học quy chuẩn theo thông lệ quốc tế và có cơ chế đầu tư phù hợp"

GS.TS Nguyễn Văn Minh: "Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ, Hà Nội được phép xây dựng hệ thống trường học quy chuẩn theo thông lệ quốc tế và có cơ chế đầu tư phù hợp"

Hà Nội có đủ điều kiện để triển khai xã hội hóa giáo dục

PV: Lâu nay dư luận vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về câu chuyện xã hội hóa giáo dục, do lo ngại không đảm bảo được tính bình đẳng trong giáo dục đại trà. Theo Giáo sư, nếu Luật Thủ đô sửa đổi cho phép Hà Nội áp dụng những cách làm mới mẻ trong xã hội hóa giáo dục thì đó có phải là một tín hiệu tốt cho giáo dục Thủ đô không?

GS.TS. Nguyễn Văn Minh: Luật Giáo dục qua các thời kỳ đã xác định rõ hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Trong đó, cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Để bảo đảm tính chất “đa mục tiêu” của nền giáo dục, chúng ta không thể chỉ dựa vào nguồn lực của Nhà nước, mà cần thực hiện giải pháp “xã hội hoá”.

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương được thực hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ những quốc gia nghèo, kém phát triển mà ngay cả ở các quốc gia phát triển, công tác xã hội hóa giáo dục càng được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả.

Tuy nhiên, qua các giai đoạn và tùy từng quốc gia, dân tộc, thuật ngữ xã hội hóa giáo dục có nhiều cách hiểu với những nội hàm ít nhiều liên quan đến các khía cạnh như: phi tập trung hóa (decentralization); giáo dục suốt đời (longlife education); xã hội học tập (learning society); giáo dục cộng đồng (comunity education).

Tôi cho rằng, Hà Nội là thành phố có đủ điều kiện để triển khai xã hội hóa giáo dục. Do đó, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi cần có điều khoản cụ thể đối với vấn đề xã hội hóa trong giáo dục, có chính sách ưu tiên, cả về đất đai, thuế và quyền tự quyết trong xây dựng mô hình, tổ chức thực hiện.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.