Giữ hồn dân tộc

Nhiều nghệ nhân tìm cách khôi phục nghề làm tranh Đông Hồ.
Nhiều nghệ nhân tìm cách khôi phục nghề làm tranh Đông Hồ.
(PLVN) - Công nghệ phát triển, nhiều làng nghề truyền thống Việt Nam ngày càng mai một, thấy rõ nhất là ở các nghề ươm tơ, dệt vải, rèn đúc, đan lát… 

Đó như một quy luật tất yếu khi máy móc đã thay cho thủ công, cung ứng sản phẩm tiêu dùng hàng loạt cho xã hội. Nhưng cũng có một số làng nghề thủ công truyền thống khi mất đi khiến ta buồn thực sự. Đó là những làng nghề làm ra sản phẩm văn hóa, mang hồn cốt dân tộc, truyền thống lâu đời và phong vị dân gian sâu đậm mà tranh Đông Hồ là một dẫn chứng.

Những phiên chợ quê ngày tết đã từ lâu lắm rồi không còn thấy những bức tranh Đông Hồ rộn rã sắc màu nữa. Người mang nặng tâm tư với văn hóa truyền thống buồn với nỗi buồn đầy tâm trạng đau đáu: “Mẹ con đàn lợn âm dương/Chia lìa trăm ngả/Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/Bây giờ tan tác về đâu?” (Hoàng Cầm).

Không thể trách cứ người tiêu dùng ngoảnh mặt với tranh Đông Hồ khi thị hiếu đã thay đổi cùng thời cuộc, treo tranh và chơi tranh đắt tiền trong nhà mình, những bức tranh chỉ là bản sao chép các danh họa đã thay thế các bức tranh in ra từ bản khắc gỗ bị cho là lòe loẹt và quê mùa. Tranh Đông Hồ chịu chung số phận với tranh Bờ Hồ rất thịnh hành một thuở giờ biến mất như chẳng hề tồn tại.

Thế nhưng, nỗi đau thế thái không nằm ở sự thay đổi thị hiếu của người đời mà ở chỗ làng nghề 400 năm tuổi làm tranh này lại chuyển sang làm vàng mã, cung ứng cho một “thị hiếu” khác, đậm tính dị đoan và lãng phí.

Nếu như bức tranh “Đám cưới chuột” phản ảnh hiện thực mối quan hệ xã hội thời phong kiến thì việc chuyển từ tranh sang vàng mã thực là bức tranh phản ảnh hiện thực xã hội, người ta đã bỏ “hồn dân tộc” để chuyển sang một trạng thái hoàn toàn ngược lại là làm cái việc cung ứng cho các hồn ma.

Rất may, vẫn còn những con người tâm huyết với những bức tranh mang “hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Họ tìm đủ cách để khôi phục lại dù chỉ là một phần nhỏ của quá vãng vàng son. Những nghệ nhân còn sót lại thu thập các bản gỗ khắc tranh, cố gắng giữ lại một phần nghề cũ.

Các nhà văn hóa tìm cách lưu giữ và bảo tồn làng tranh Đông Hồ. Những nhà giáo yêu chuộng văn hóa truyền thống dùng tranh Đông Hồ làm “giáo cụ trực quan”, “đồ dùng dạy học” trên lớp hoặc dẫn các học sinh của mình tham quan nơi làm ra các bức tranh đó.

Một hội thảo quốc tế được mở ra vào thượng tuần tháng 11/2019 đã làm sâu sắc thêm giá trị văn hóa của tranh Đông Hồ và bàn thảo các biện pháp để tranh Đông Hồ “sống lại”. Đó là một tín hiệu vui và càng gần hiện thực hơn khi hồ sơ về bảo tồn làng tranh này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đệ trình lên UNESCO để vinh danh và bảo vệ khẩn cấp.

Ở nước Hà Lan xa xôi còn giữ được một cái làng nghề đẽo guốc thủ công và đã trở thành một địa điểm thu hút du khách quốc tế cực kỳ hấp dẫn. Tại đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những chiếc guốc xỏ vừa chân búp bê hoặc to như cái thuyền, những đôi guốc có tuổi vài trăm năm với các kiểu dáng khác nhau phục vụ mục đích khác nhau (làm vườn, đi dạo, dự tiệc hay đi trong nhà) mà còn được xem người thợ làm ra một chiếc guốc như thế nào.

Dù cho người Hà Lan chẳng còn đi guốc nữa thì những đôi guốc được sản xuất ra ngày hôm nay trở thành kỷ vật của du khách và có mặt trên khắp thế giới này do những người đi du lịch Hà Lan mang về như món quà kỷ niệm.

Hy vọng rằng làng tranh Đông Hồ của chúng ta cũng được bảo tồn theo cách đó. Một bảo tàng tranh, một xưởng in tranh tại chỗ với những nghệ nhân làng nghề tài hoa và tranh Đông Hồ sẽ theo chân du khách đi khắp thế giới, trong phòng khách của mỗi ngôi nhà.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.