'Giữ dân, giữ nước' ở 'Trường Sa cạn'

Thượng úy Giàng A Trú đưa anh em Khoa đến trường.
Thượng úy Giàng A Trú đưa anh em Khoa đến trường.
(PLO) - Những ngày cuối mùa khô, hai xã biên giới Dìn Chin, Tả Gia Khâu,  huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai thiếu nước trầm trọng nhất. Vì vậy, những người lính biên phòng tiếp tục “giữ dân, giữ nước” và nâng bước, chắp cánh cho những giấc mơ tri thức, làm giàu cho quê hương vút bay để mảnh đất được ví như “Trường Sa cạn” không còn khát.

Giảm nghèo vẫn còn 59% 

Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu, BĐBP Lào Cai quản lý địa bàn 2 xã biên giới là Dìn Chin và Tả Gia Khâu. Sống trên vùng đất khát nên từ nhiều thập kỷ trước, người dân ở xã Dìn Chin đã rời làng đến các vùng đất khác nhiều nước. Ông Vàng Xỉn Xám - Phó Chủ tịch HĐND xã Dìn Chin cho biết: “Dìn Chin có 669 hộ, 3.633 khẩu, 7 dân tộc, dân tộc Mông chiếm đa số với tỷ lệ 65%. Diện tích đất tự nhiên của xã hơn 3.000 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa chỉ có 95 ha, diện tích đất trồng ngô là 650 ha, còn lại là đồi núi trọc, đất rừng. Do sinh sống ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nên lúa, ngô chỉ trồng cấy được một vụ, năng suất thấp. 

Người dân trồng lúa vào tháng 6, vụ mùa thu hoạch vào tháng 9, tháng 10, lúc nông nhàn phải đi làm thuê kiếm sống. Nước sinh hoạt và gieo trồng đều trông đợi vào nước trời. Hôm nào mưa to, nhiều nước thì nhà nhà từ già đến trẻ đều phải ra ruộng. Nếu mưa đêm thì cày bừa đêm. Bà con ở đây nhiều nhà phải gieo mạ hai lần trên nương. Nếu gieo mạ thuận lợi thì được cấy, nếu trời chưa mưa mạ già phải bỏ để gieo đợt mới.

Trên đất rừng, bà con trồng trẩu. Sau 3 - 4 năm trồng nếu phát triển tốt thì hái được quả, cây sống được 7-8 năm thì chết dần. Củi trẩu đốt không cháy nên không sử dụng được. Tỷ lệ hộ nghèo ở Dìn Chin mấy năm qua đã giảm được 17%, giảm từ 76% xuống còn 59%”. 

Để giảm nghèo, bà con đẩy mạnh chăn nuôi, đặc biệt là trâu, bò chăn thả trên đồi. Cả xã chỉ có mấy hộ trồng được cỏ nên nuôi nhốt. Khi chăn nuôi phát triển, trên địa bàn xã hình thành một chợ trâu bò tự phát ở Thào Chồ mở vào thứ hai và thứ năm hàng tuần cho nhân dân hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Mỗi phiên chợ có khoảng trên dưới 100 con trâu bò. Xã có 2 điểm trường chính ở thôn Dìn Chin và Lồ Xừ Thàng. Học sinh đi học nơi xa nhất cách trường 8 km, phải ở nội trú, cuối tuần mới về nhà. 

Để vùng đất khát bớt khát 

Trong 11 thôn bản của Dìn Chin có 2 khu vực thiếu nước trầm trọng. Các dự án trong nước và ngoài nước đã xây dựng cho xã mấy bể to để hứng nước mưa và lấy nước dẫn từ trên núi về. Tuy nhiên nhiều bể cạn khô, để mốc meo. Xã Tả Gia Khâu cũng trong tình trạng tương tự như vậy. Xã có gần 3.000 khẩu, gồm 5 dân tộc sống xen kẽ ở 12 thôn bản. Tất cả đều thiếu đất, thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt. Do địa hình núi đá, cả xã chỉ có khoảng 39ha lúa nước và 300ha để trồng ngô.

Trước đây, trụ sở UBND, trạm xá, trường học đều đặt ở thôn Tả Gia Khâu nhưng do thiếu nước nên đều phải di chuyển xuống thôn Pạc Tà xa hơn 3 km, nơi có nguồn nước. Năm 2006, Tổ chức UNICEF đã tài trợ cho bà con ở đây hàng ngàn chiếc lu xi măng dùng để trữ nước mưa. Năm ít mưa, lu chỏng chơ phơi mưa nắng nên nhiều nhà lu đã hỏng.

Gần Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu có 2 bể nước lớn xây gạch do Hàn Quốc tài trợ nhưng cả hai bể đều không có nước, để mốc meo, lùng nhùng bao nilon. Người dân cho biết,  năm 2013, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định chọn phương án hỗ trợ túi bằng màng chống thấm HDPE chứa nước mưa phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho các gia đình, trường học ở xã Tả Gia Khâu. 

Theo đó, nước mưa sẽ được đưa vào bể lọc, theo đường ống dẫn vào bể chứa nước dự trữ bằng túi HDPE. Từ đây, các hộ sẽ sử dụng bơm tay hoặc bơm điện để lấy nước từ bể lên các dụng cụ chứa (lu, bể). Kinh phí xây dựng khoảng 20 - 25 triệu đồng/bể, tuổi thọ của túi nước từ 30 - 50 năm, do Ban quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai thực hiện.

Theo tính toán, mỗi túi có trữ lượng 45m3, sẽ cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và chăn nuôi của các hộ trong 5 tháng mùa khô. Đã vậy, vì túi nước dễ thi công, giá thành rẻ. Nếu cùng một thể tích mà xây bể bằng gạch, chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng. Dự án đã làm xong 12 túi chứa nước nhưng ngay từ đầu chỉ có 2/12 túi là có nước. Có túi nước chưa sử dụng được lần nào vì trong quá trình thi công rào chắn bảo vệ, thợ hàn không che đậy đáy màng HDPE, nên mạt sắt nóng rơi xuống làm thủng màng và nước cứ thế thấm vào đất.

Phục vụ cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu và nhân dân các bản: Sín Chải, Hòn Đá Vàng, Cùng Lũng, Lùng Sán Chồ... chỉ có một nguồn nước sạch duy nhất chảy từ trên núi. Để bảo vệ nguồn nước, Đồn có một đội “săn nước” chuyên đi kiểm tra hệ thống đường ống từ nguồn nước về bản để giữ cho nước ngày đêm chảy về. 

Chắp cánh cho những giấc mơ tri thức 

Thượng úy Giàng A Trú - Đội trưởng Vận động quần chúng của Đồn là một trong số những chiến sĩ quân hàm xanh được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017. Thượng úy Trú cho biết: “Vận động đồng bào tham gia lớp học xóa mù chữ buổi tối khó hơn nhiều so với các công tác tuyên truyền khác, nhất là khi địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống như: Mông, Dáy, Phù Lá, Thu Lao, Nùng. Để thuyết phục được, những người đứng lớp phải đến nhà có khi đến cả chục lần vì nhiều người nghĩ học xong không để làm gì; gặp phải sự ngăn cản của chồng; là lao động chính trong gia đình hoặc nếp sinh hoạt... cũng như điều kiện nhà dân sống lẻ tẻ”. 

Hơn 1 năm nay, Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu là mái ấm của hai anh em Ma Seo Khoa (9 tuổi) và Ma Seo Xuyên (8 tuổi). Khoa là con thứ ba và Xuyên là con út trong gia đình nghèo đông con ở bản Mông xã Dìn Chin. Bố mẹ Khoa kết hôn sớm, trong vòng 6-7 năm, 4 chị em Khoa nối tiếp ra đời, khiến cái nghèo, cái đói cứ bám riết. Năm 2015, anh Ma Seo Dín - bố bọn trẻ ra đi vì lao lực để lại cho vợ 4 đứa con nheo nhóc, đến cái ăn, cái mặc còn chưa đủ, huống hồ chuyện đến trường. Tuy nhiên, giấc mơ đến trường của Khoa, Xuyên đã được cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Tả Gia Khâu tiếp sức với chương trình “Nâng bước em tới trường”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.