Giao địch qua thương mại điện tử: Kiến nghị miễn kiểm tra chuyên ngành đối với một số loại hàng hóa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian vừa qua tăng nhanh, thời gian để tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa đơn giản, nhanh chóng, được giao đến tận địa chỉ của người mua, lượng giao dịch tăng cao tại các thời điểm giảm giá. Trong khi, theo quy định hàng hóa mua qua TMĐT đưa về Việt Nam vẫn thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa thông thường nên gặp nhiều vướng mắc.
  • Còn “lỗ hổng” về pháp luật

Theo Bộ Tài chính, giao dịch qua TMĐT hiện nay, do người mua thường thanh toán qua các thẻ ghi nợ, ví điện tử nên đa số không nộp hoặc xuất trình được chứng từ giấy liên quan đến trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đặc biệt là các chứng từ nhằm chứng minh trị giá giao dịch của hàng hóa, cơ sở để cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, thực hiện tính thuế.

Qua rà soát các văn bản liên quan đến việc quản lý chuyên ngành cũng cho thấy các văn bản đều có quy định các trường hợp được miễn cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành nhưng không có văn bản nào quy định về việc miễn cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyện ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT đặc biệt là đối với trường hợp cá nhân mua qua TMĐT với số lượng nhỏ.

Theo đó, đối với các cá nhân mua hàng số lượng nhỏ phục vụ mục đích cá nhân vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về việc cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trong khi đó, hầu hết thủ tục cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành của các bộ ngành liên quan quy định về hồ sơ thì chỉ có tổ chức xuất nhập khẩu mới có thể đáp ứng, điều này gây khó khăn đối với các cá nhân thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa giao dịch qua TMĐT.

Đáng chú ý, qua theo dõi, đánh giá thực trạng của hoạt động TMĐT ở Việt Nam cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước chưa có một cơ chế riêng về quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT nên khi thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục liên quan đến lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành người mua hàng qua TMĐT tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc nhận hàng hóa được mua từ nước ngoài.

Điều này dẫn đến hình thành nên một bộ phận thực hiện việc mua hộ hàng hóa trên websites và vận chuyển số hàng hóa này về Việt Nam theo các con đường không chính thống, đặc biệt là qua biên giới đường bộ gây khó khăn trong công tác đấu tranh đối với các hành vi gian lận thương mại. Vì vậy, cần thiết phải có những quy định để kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi để người mua, người bán tuân thủ thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Cần một quy định rõ ràng

Theo tìm hiểu, tại điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định số 431/QĐ-TTg ngày 27/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, theo đó có giới hạn phạm vi điều chỉnh của đề án. Cụ thể, phạm vi điều chỉnh là các giao dịch TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trên các sàn giao dịch TMĐT, website TMĐT bán hàng có thông tin về đơn hàng được gửi trước đến Hệ thống xử lý dữ điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua TMĐT.

Theo quy định của Luật Quản lý Ngoại thương, các Luật về chất lượng có liên quan và các văn bản quy định chi tiết không quy định chính sách riêng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT, theo đó hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua TMĐT dù trị giá cao hay thấp thì vẫn phải tuân thủ chính sách như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại thông thường.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 có quy định hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, miền kiểm tra nhà nước về chất lượng theo trị giá miễn thuế của pháp luật về thuế (hiện theo quy định của pháp luật về thuế, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hai quan từ 1.000.000 đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu).

Theo Bộ Tài chính, hàng hóa xuất khẩu hiện đều được miễn quản lý chuyên ngành (miễn giấy phép, miễn điều kiện xuất khẩu, miễn kiểm tra chất lượng) trừ một số hàng hóa phải kiểm soát chặt chẽ như mặt hàng khoảng sản, văn hóa...Hơn nữa, bản chất hàng hóa giao dịch qua TMĐT chủ yếu là hãng hóa của các cá nhân, phục vụ tiêu dùng, hàng trị giá nhỏ và chủ yếu được các hãng chuyển phát nhanh vận chuyển, làm thủ tục và giao hàng cho khách mua. Vì vậy, để đảm bảo tương đồng với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, cần có chính sách ưu đãi về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua TMĐT.

Từ nhìn nhận này, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ quy định: Ngoài các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu giao địch qua TMĐT cỏ trị giá hải quan theo từng mặt hàng trong đơn hàng từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc dưới 5.000.000 đồng Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu đơn chiếc (trừ hàng hóa kiếm dịch, hàng hóa thuộc danh mục quản lý của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) được miễn quản lý kiểm tra chuyên ngành 01 đơn hàng ngày và không quá 4 đem hàng tháng (tương tư như quy định về chính sách thuế bảo cáo tại điểm 24 dưới đây).

Các trường hợp miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh bảo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.

Năm 2025 thị trường TMĐT Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á?

Hiện nay, TMĐT phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài sự phát triển này. Theo đánh giá của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tại báo cáo về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) trong 05 năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng trung bình năm của Việt Nam từ 25-30%. Nếu Việt Nam vẫn duy trì mức độ tăng trưởng này thì quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan. Với tốc độ tăng trưởng cao như trên cần thiết phải có những biện pháp quản lý mới phù hợp với hoạt động giao dịch thương mại điện tử qua biên giới đảm bảo việc quản lý hải quan nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động TMĐT qua biên giới.

Đọc thêm

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.