Giải quyết việc làm cho trên 11.000 lao động ở Vĩnh Phúc

Người lao động có nhiều cơ hội tìm hiểu thông tin việc làm tại phiên giao dịch việc làm lưu động (Ảnh: Cổng thông tin Vĩnh Phúc)
Người lao động có nhiều cơ hội tìm hiểu thông tin việc làm tại phiên giao dịch việc làm lưu động (Ảnh: Cổng thông tin Vĩnh Phúc)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, trong 5 tháng đầu năm, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết việc làm cho 11.062 lao động.

Theo đó, tỉnh đã giải quyết 2.134 việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 5.255 việc làm trong khu vực công nghiệp; 3.228 việc làm khu vực dịch vụ; 445 người đi xuất khẩu lao động. Số lao động nghỉ giãn việc trong tháng là 295 lao động; lao động thôi việc, mất việc là 1.866 lao động.

Để có được kết quả trên, từ đầu năm đến nay các chính sách giải quyết việc làm tiếp tục được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung phát triển thị trường lao động, đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm, an toàn, vệ sinh lao động và triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ giải quyết việc làm, như: Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 22/01/2024 về việc triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 22/02/2024 về triển khai thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024; Kế hoạch số 26/KH-BCĐ ngày 20/01/2024 của Ban chỉ đạo giải quyết việc làm tỉnh về giao chỉ tiêu giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024…

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Lao động đến người sử dụng lao động và người lao động nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật về chính sách lao động, việc làm.

Sở cũng chủ động phối hợp với các ngành, địa phương, rà soát, cập nhật thông tin thị trường lao động, thực hiện linh hoạt các hình thức kết nối lao động, việc làm, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động để phối hợp trong tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh mở rộng, hợp tác thị trường lao động nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến tuyển chọn lao động tại tỉnh để cung ứng đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ việc làm đối với người lao động, đặc biệt là những lao động thuộc hộ chính sách để tạo việc làm bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với chính sách về thị trường lao động, trong năm 2024, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng ban hành nhiều chính sách về an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Điển hình là Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 29/01/2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2024; Kế hoạch số 29/KHUBND ngày 29/01/2024 giám sát, đánh giá thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024. Theo đó, tính đến tháng 5/2024, toàn tỉnh có 60.891 đối tượng hưởng trợ cấp an sinh xã hội, trong đó: Người có công 17.331 đối tượng; Đối tượng Bảo trợ xã hội có 43.560 người.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ

(PLVN) - Chiều 11/12, tại Kỳ họp lần thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, mặc dù một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm khó đạt được, nhưng TP dứt khoát không điều chỉnh mà sẽ quyết tâm, phấn đấu cao nhất trong năm 2025 để cả nhiệm kỳ cao nhất có thể, tạo nền tảng tốt cho nhiệm kỳ sau...

Đọc thêm

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.