Giải quyết “điểm nghẽn” về hoàn thuế GTGT

Phiên thảo luận thứ hai của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024.
Phiên thảo luận thứ hai của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024.
(PLVN) - Tại Phiên thảo luận thứ hai của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, các chuyên gia, đại biểu đã trao đổi giải quyết một số vấn đề pháp lý liên quan đến Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) được rất nhiều doanh nghiệp, hiệp hội quan tâm. Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV điều hành Phiên thảo luận.

Các diễn giả: Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội khoá XV, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; Mai Xuân Thành, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính; Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Nguyễn Văn Phụng, Uỷ viên BCH TW Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế; Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Thuế việt Nam (VTCA), nguyên Phó Tổng cục Tổng cục Thuế tham gia Diễn đàn.

Qua nhiều lần sửa đổi Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT), chính sách hoàn thuế GTGT vẫn nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước. Nếu các vướng mắc về hoàn thuế GTGT không được xử lý sẽ trở thành một điểm nghẽn trong việc khuyến khích đầu tư, kinh doanh, ảnh hưởng đến tính ổn định, minh bạch và công bằng của môi trường đầu tư, kinh doanh.

Các diễn giả tham dự Phiên thảo luận thứ 2.

Các diễn giả tham dự Phiên thảo luận thứ 2.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã đưa ra ví dụ cụ thể về 2 trường hợp hoàn thuế của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ và cơ sở kinh doanh sắn; từ đó chỉ ra các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và cơ quan thuế khi thực hiện hoàn thuế GTGT. Qua đó, theo bà, để doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước yên tâm thực hiện thủ tục hoàn thuế, cần “cắt khúc” từng khâu kinh doanh cụ thể, từ đó xác định trách nhiệm của mỗi cơ quan nhà nước với từng khâu. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế bảo vệ cán bộ thuế trong trường hợp kiểm tra phát hiện các sai sót không thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp kê khai hoặc của cán bộ thuế.

Đồng tình với các ý kiến của bà Cúc, ông Nguyễn Văn Phụng, Ủy viên BCH Trung ương Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế nhận định hoàn thuế GTGT là vấn đề “nóng” vì liên quan đến việc hoàn trả tiền thuế doanh nghiệp đã nộp từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN). Vì vậy, việc tra soát nhiều vòng của ngành thuế tuy nhằm bảo vệ ngân sách nhà nước nhưng cũng gây khó khăn cho những doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật. Để hài hoà cả lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp, ông Phụng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương phải có chỉ đạo xuyên suốt trong cách nhìn nhận về giải quyết vi phạm thuế, cụ thể sự việc vi phạm ở khâu nào sẽ giải quyết ở khâu đấy, không đổ dồn trách nhiệm cho một mình cơ quan thuế, công chức thuế. Bên cạnh đó, cũng cần quy định rõ trách nhiệm của công chức thuế vào Luật Thuế GTGT và Luật Quản lý thuế, trong đó công chức thuế chỉ chịu trách nhiệm rà soát hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cho rằng pháp luật thuế hiện hành, đặc biệt là Luật quản lý thuế đang không đưa ra giới hạn trách nhiệm của cán bộ thuế. Vì vậy, cán bộ thuế vô hình chung phải chịu trách nhiệm cao nhất khi ra quyết định xử lý một vấn đề thuế để đảm bảo rằng quyết định của mình là tuyệt đối an toàn, không gây thất thoát ngân sách. Do đó, bà Quỳnh Anh kiến nghị cơ quan lập pháp nghiên cứu bổ sung Luật Thuế GTGT và Luật Quản lý thuế thêm điều khoản nhằm giới hạn trách nhiệm của cán bộ thuế.

Theo đó, công chức thuế chỉ nên chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ thuế, hồ sơ hoàn thuế theo đúng chức trách, nhiệm vụ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Như vậy sẽ giải quyết được điểm nghẽn về hoàn thuế GTGT, góp phần tạo ra môi trường chính sách ổn định, linh hoạt cho cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế.

Ông Mai Xuân Thành, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính phát biểu tại Phiên thảo luận.

Ông Mai Xuân Thành, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính phát biểu tại Phiên thảo luận.

Ông Mai Xuân Thành, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính nhận định, vấn đề hoàn thuế GTGT là vấn đề “nóng”. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Luật Thuế GTGT sửa đổi dự kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 8 QH XV này, Tổng cục Thuế đã báo cáo Bộ Tài chính đề xuất bổ sung vào Luật quy định công chức thuế chịu trách nhiệm hoàn thuế theo đúng chức trách, nhiệm vụ, tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế GTGT, pháp luật về quản lý thuế trong phạm vi hồ sơ, tài liệu của NNT cung cấp, văn bản thông tin của CQNN có thẩm quyền cung cấp có liên quan đến giải quyết hồ sơ hoàn thuế để đảm bảo chặt chẽ và phạm vi trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Đọc thêm

Cùng lắng nghe, thấu hiểu, chung tay tháo gỡ các vấn đề pháp lý

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương.
(PLVN) -Kết thúc Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương đã  nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ và sẽ cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, của Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật trung ương cũng như trong các định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật thời gian tới.

Tiếp tục phân cấp thẩm quyền chủ trương đầu tư với một số dự án

Tiếp tục phân cấp thẩm quyền chủ trương đầu tư với một số dự án
(PLVN) - Tại phiên thảo luận thứ nhất của Diễn đàn Kinh doanh và pháp luật năm 2024, các đại biểu cùng nhau trao đổi giải quyết một số vấn đề pháp lý về dự án đầu tư có sử dụng đất và đề xuất giải pháp tháo gỡ. Phiên thảo luận do ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của quốc hội điều hành.

Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024: Sẽ nhận diện được đúng, trúng và giải quyết ngay các vấn đề pháp lý

Thay mặt Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kỳ vọng, qua Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024, sẽ nhận diện được đúng và trúng các vấn đề tồn tại về pháp lý trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, giải quyết ngay các vấn đề pháp lý.

Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024: Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL Trung ương, Trưởng Ban tổ chức.
(PLVN) -Hôm nay 9/10 tại Hà Nội, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương (PHPBGDPLTW) tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”. Mục tiêu của diễn đàn là gì, Ban tổ chức kỳ vọng như thế nào vào việc tổ chức diễn đàn đó, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPLTW, Trưởng Ban tổ chức.

Kết hợp hài hoà giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 8/10, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Pháp luật về Quy hoạch đô thị và nông thôn - Kinh nghiệm của Đức và Việt Nam do PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Thường trực và ông Timo Rinke, Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam chủ trì.

GS.TS Trần Ngọc Đường: "Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN kiến tạo phát triển"

GS.TS Trần Ngọc Đường: "Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN kiến tạo phát triển"
(PLVN) - Theo GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Nhà nước vốn là “một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất” nhưng “là một vấn đề rất cơ bản, rất mấu chốt trong toàn bộ chính trị”. Vì thế, trong đường lối lãnh đạo của mình ở từng thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt coi trọng việc đề ra đường lối xây dựng và hoàn thiện Nhà nước - yếu tố trung tâm của hệ thống chính trị. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng" của ông về vấn đề này. 

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp
(PLVN) -Tiếp tục chương trình tháp tùng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Pháp, vào chiều ngày 07/10/2024, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã gặp song phương Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Pháp Didier Migaud tại Trụ sở Bộ Tư pháp Bạn.

Xin ý kiến đối với các cá nhân đề nghị khen thưởng 'Huân chương Lao động' tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Xin ý kiến đối với các cá nhân đề nghị khen thưởng 'Huân chương Lao động' tại Trường Đại học Luật Hà Nội
(PLVN) -  Vụ Tổ chức cán bộ nhận được hồ sơ của Trường Đại học Luật Hà Nội đề nghị Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Tư pháp xét, trình Bộ trưởng đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho 04 cá nhân của Trường (có danh sách kèm theo).