Giải pháp nào giảm thiểu rủi ro trong hoạt động vay tiêu dùng?

Toàn cảnh Toạ đàm "Toạ đàm Tài chính tiêu dùng: An toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng"
Toàn cảnh Toạ đàm "Toạ đàm Tài chính tiêu dùng: An toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng"
(PLO) - Hôm nay (22/5), tại Hà Nội, Báo Đầu tư đã tổ chức Tọa đàm “Tài chính tiêu dùng an toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp cùng hơn 50 khách mời từ các cơ quan thông tấn báo chí. Đây là cuộc tọa đàm về tài chính tiêu dùng năm thứ 2 được Báo Đầu tư tổ chức.

Tọa đàm có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Thùy, Phó trưởng ban phụ trách ban Giám sát Tổng hợp của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; ông Nguyễn Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); ông Đỗ Hoàng Phong - Tổng giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC); TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, bà Nguyễn Thùy Dương - Phó Tổng giám đốc EY Việt Nam, TS. Đỗ Hoài Linh - Giảng viên tài chính tại trường Đại học Kinh tế.

Ngoài ra, tọa đàm còn có sự góp mặt của đại diện các công ty tài chính gồm ông Nguyễn Thành Phúc–Giám đốc Trung tâmNguồn vốn kiêm Giám đốc Trung tâm Huy động nguồn vốn FE Credit, bà Đỗ Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Chuyển đổi Kinh doanh Home Credit.

Theo ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, đơn vị tổ chức buổi Tọa đàm, thị trường tài chính tiêu dùng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao. Điều này thể hiện nỗ lực của các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng trong việc đưa ra những sản phẩm phù hợp, phục vụ “nhu cầu lớn chưa được thỏa mãn” về tài chính phục vụ mục đích tiêu dùng của người dân.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của lĩnh vực tài chính tiêu dùng cũng đặt ra các yêu cầu cấp thiết về việc phải tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của các đơn vị cung ứng sản phẩm,…Đặc biệt là công tác thông tin tuyên truyền cần phải nâng cao một bước nữa để cộng đồng xã hội và người tiêu dùng hiểu rõ bản chất và vai trò quan trọng của tài chính tiêu dùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam, trong đó các ngân hàng và các công ty tài chính tiêu dùng phải đóng vai trò chính yếu.

Tại Tọa đàm, đại diện cơ quan quản lý, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã thảo luận về thực trạng, tiềm năng và vai trò của tài chính tiêu dùng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng với sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Đồng thời, khuyến nghị các giải pháp cần thực hiện để đảm bảo cho tín dụng dụng tiêu dùng phát triển bền vững, đảm bảo an toàn cho cả nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vàng nhờ những điều kiện lý tưởng như: Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, quy mô dân số đạt ngưỡng gần 95 triệu dân với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52%; nhóm lao động có xu hướng chi tiêu vượt mức lương, đồng thời chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm sang mua sắm và chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang tín dụng tiêu dùng.

Hoạt động tài chính tiêu dùng phát triển sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hợp lý hóa quá trình luân chuyển hàng hóa trên thị trường; giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức cho người dân, đặc biệt là nhóm khách hàng dưới chuẩn vay ngân hàng, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”; giúp người nghèo, người thu nhập thấp có điều kiện tích lũy tài sản… nhờ sự linh hoạt, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân và hộ gia đình với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú.

Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho hay, cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao. Trong vòng 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng đã tăng gần 5 lần. Cụ thể, cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế thì đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (gấp 4,8 lần năm 2012), chiếm khoảng 18% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ
Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, tài chính tiêu dùng đang đóng góp rất tốt cho sự phát triển xã hội. Đặc biệt, các công ty tài chính (CTTC) ra đời đã giúp nhiều người có thể tiếp cận vốn từ các kênh chính thức hơn. Chỉ tính riêng các CTTC đang phục vụ khoảng gần 30 triệu khách hàng. Bên cạnh, đó các CTTC đã tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Đến tháng 4 năm 2017, các CTTC đã có số lượng nhân sự lên đến 40.000 người); trong đó, riêng FE Credit có đến 15.000 nhân viên. Số lượng nhân viên này có được mức thu nhập nhất định, góp phần giảm nghèo trong xã hội.

Sự phát triển thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam dù mới nhưng phát triển bùng nổ như vậy sẽ đặt ra yêu cầu về nguồn vốn đầu vào là rất lớn cho các CTTC. Khác với ngân hàng, theo quy định pháp luật hiện hành các công ty tài chính không được phép huy động tiền gửi từ người dân nên nguồn cung vốn chủ yếu đến từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế cho nên việc giải quyết vấn đề nguồn vốn của các CTTC là một thách thức rất lớn.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, tài chính tiêu dùng đang đóng góp rất tốt cho sự phát triển xã hội.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, tài chính tiêu dùng đang đóng góp rất tốt cho sự phát triển xã hội.

Ngoài hai công ty Home Credit và Prudential Finance là các công ty tài chính có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào ổn định qua các năm nhờ sự hỗ trợ về nguồn vốn của tập đoàn mẹ ở nước ngoài thì các công ty tài chính còn lại trên thị trường đều phải đương đầu với bài toán nguồn vốn đầu vào phục vụ hoạt động kinh doanh. Để gia tăng nguồn lực về tài chính nhanh chóng cũng như kinh nghiệm quản lý, một số công ty tài chính đã tìm kiếm đối tác chiến lược là các định chế tài chính nước ngoài vốn dĩ đã có hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng ở các nước phát triển và tiềm lực tài chính mạnh. Điển hình như tháng 4/2015, HD Finance nhận góp vốn đầu tư chiến lược từ tập đoàn tài chính Credit Saison (Nhật Bản), Công ty Tài chính TNHH MTV MB bán lại 49% vốn cho đối tác Shinsei Bank (Nhật Bản) tháng 11/2016

Theo ông Nguyễn Thanh Phúc –Giám đốc Trung tâm Nguồn vốn kiêm Giám đốc Trung tâm Huy động nguồn vốn FE Credit, FE Credit đã đưa ra những chiến lược phát triển bền vững và thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Thanh Phúc –Giám đốc Trung tâmNguồn vốn kiêm Giám đốc Trung tâm Huy động nguồn vốn FE Credit
Ông Nguyễn Thanh Phúc –Giám đốc Trung tâmNguồn vốn kiêm Giám đốc Trung tâm Huy động nguồn vốn FE Credit

Ông Phúc cho biết: “Đồng hành cùng FE CREDIT là hơn 1.000 nhà đầu tư doanh nghiệp trong nước với quy mô hoạt động và ngành nghề rất đa dạng. Bên cạnh đó là sự đồng hành của các doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể là từ năm 2016 đến nay FE Credit đã vay và giải ngân khoảng 350 triệu USD từ các định chế tài chính nước ngoài. Đó là các khoản vay song phương và vay hợp vốn từ các định chế tài chính như Credit Suisse, Deutsche Bank, Lion Asia và khoảng 15 ngân hàng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tính đến nay, khoản vay của FE Credit cũng là khoản vay có giá trị lớn nhất mà Deutsche Bank và Credit Suisse cấp cho một công ty tài chính tiêu dùng ở Việt Nam”.

Cũng tại tọa đàm, ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) nhấn mạnh:Sự phát triển mạnh của cho vay tiêu dùng vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với hệ thống các TCTD. Một mặt lĩnh vực cho vay tiêu dùng mới phát triển, dư địa tăng trưởng còn lớn do đó đây là thị trường đầy tiềm năng cho các TCTD. Mặt khác, cũng vì đây là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam, nên kinh nghiệm cho vay, kinh nghiệm quản lý rủi ro của cả các TCTD và người đi vay còn non trẻ do đó sự phát triển nhanh của hoạt động cho vay tiêu dùng đặt ra rất nhiều vấn đề về quản lý rủi ro đối với các TCTD, với cơ quan quản lý nhà nước và đối với cả khách hàng.”

Để tránh được các rủi ro thì việc quản lý thông tin hệ thống dữ liệu công dân nói chung và dữ liệu tài chính cá nhân nói riêng cần phải phát triển và ổn định, hỗ trợ cho các hoạt động tín dụng tiêu dùng cũng như đảm bảo an toàn cho các CTTC.

Ông Đỗ Hoàng Phong – Tổng giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam cho biết: “Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng tăng của dữ liệu thay thế, CIC đã và đang đẩy mạnh kế hoạch mở rộng nguồn dữ liệu của mình, tiếp cận các nguồn dữ liệu thay thế. Cụ thể, CIC đã tiến hành thu thập các thông tin ngoài ngành ngân hàng từ Trung tâm Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đang triển khai kết nối với Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) cũng như lên kế hoạch thu thập thông tin từ các đơn vị cung cấp dịch vụ tiện ích của Việt Nam trong thời gian tới.”

Để ngành tài chính tiêu dùng phát triển và nâng chất lượng phục vụ người tiêu dùng, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Dịch vụ tài chính (EY Việt Nam) cho rằng: “Trong thời đại cách mạng 4.0, các công ty tài chính cần tận dụng sức mạnh của công nghệ đã để tiến cận và mang lại các trải nghiệm thú vị cho khách hàng, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu hụt thông tin của người vay hiện nay.”

“Nền tảng công nghệ sẽ giúp các công ty tài chính tiêu dùng tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng tại khu vực nông thôn (chiếm đến 60% dân số cả nước), nhằm nâng cao thị phần và duy trì tốc độ tăng trưởng. Hiện tại, độ phủ sóng của các dịch vụ tài chính ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ cho vay tại các vùng nông thôn còn rất thấp. Tuy nhiên, để có thể cung cấp tín dụng tiêu dùng đến các vùng nông thôn, các công ty tài chính cần có những sáng kiến công nghệ mới mẻ mang tính đột phá”.

Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động vay tiêu dùng, ngoài các CTTC kiện toàn hệ thống kỹ thuật quản lý hồ sơ khách hàng, cần thực hiện tốt hơn minh bạch thông tin cho khách hàng thì TS Đỗ Hoài Linh còn nhấn mạnh: “Người tiêu dùng phải hiểu rõ về tài chính tiêu dùng, có kế hoạch tài chính tiêu dùng cá nhân thật tốt để giá trị những giao dịch tín dụng tiêu dùng thể hiện được giá trị tích cực. Cần truyền thông cho người dân hiểu hơn về tài chính tiêu dùng bởi hoạt động này là cơ hội cho người nghèo, người thu nhập thấp có thể tích lũy tài sản, cải thiện đời sống, dòng lưu thông hàng hóa của xã hội được lưu thông tốt hơn. Người tiêu dùng phải hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi quyết định sử dụng dịch vụ. Các CTTC cần coi trọng việc quản trị rủi ro trên các khoản vay, không nên quan tâm đến tăng trưởng dư nợ bằng mọi giá”.

Các chuyên gia cũng cho biết NHNN đã hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng, nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động cho vay, lãi suất  cho vay của TCTD đối với khách hàng, cụ thể ban hành: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng; Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định riêng về hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động cho vay tiêu dùng; Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng.

Đọc thêm

FPT Techday 2024 thu hút gần 10.000 người tham dự

FPT Techday 2024
(PLVN) - FPT Techday 2024 - Diễn đàn công nghệ quốc tế thường niên lớn nhất Việt Nam do Tập đoàn FPT tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 13 và 14/11, tại Trung tâm triển lãm và sự kiện Thiskyhall, TP Thủ Đức, TP HCM.

Trình diễn ấn tượng, ô tô bay của Xpeng nhận hơn 2.000 đơn đặt hàng

Ô tô bay của Xpeng nhận hơn 2.000 đơn đặt hàng sau màn trình diễn ấn tượng (Ảnh: Car New China)
(PLVN) - Chiếc ô tô bay "Land Aircraft Carrier" của Xpeng, có giá 280.000 USD, đã thu hút sự chú ý lớn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải với khả năng bay tự động và thiết kế module độc đáo. Hơn 2.000 đơn đặt hàng đã được ghi nhận, cho thấy tiềm năng to lớn của phương tiện di chuyển tương lai này.

Viettel triển khai thương mại mạng 5G Open RAN

Toàn cảnh sự kiện 5G ORAN Vietnam Connect 2024
(PLVN) - Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế...

Chàng trai Hòa Bình và hành trình nâng tầm nông sản Việt

Sản phẩm chuối Viba được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
(PLVN) - Nhận thấy mẹ thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều loại nông sản, trái cây đặc sản có những vị thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ theo mùa vụ, rất dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, Trần Đức Thuận và anh trai đã cùng nhau nghiên cứu tìm hướng đi mới cho nông sản Việt, giúp người nông dân bảo đảm sản xuất bền vững.

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm
(PLVN) - Chiều nay ngày 11/11 giá vàng trong nước tiếp tục giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng giảm từ 100.000đ - 300.000đ ở chiều mua vào và 200.000 đồng - 400.000 đồng ở chiều bán ra.

Sách lậu, sách vi phạm bản quyền lộng hành - Do thị trường thiếu ý thức?

Sách lậu có kích cỡ thô hơn, màu nhòe hơn, phần ruột không có màu và căn lề lệch hơn so với sách chính thống.
(PLVN) - Sự phát triển của văn hóa đọc và tương lai của ngành xuất bản sách nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng khi tình trạng sách lậu và sách vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Các nhà xuất bản, tác giả và độc giả đều chịu ảnh hưởng khi những nỗ lực phát triển thị trường sách chính thống bị sách lậu làm suy yếu, kéo theo hệ lụy về kinh tế lẫn văn hóa.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên 'hồi sinh' đón Tết Nguyên đán

Tại làng nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) những ngày này nhiều hộ gia đình trồng đào ở đây đang tất bật hồi sinh những vườn đào sau bão. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
(PLVN) - Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) là hai biểu tượng đặc trưng thú chơi hoa cho Tết Nguyên đán của người dân đất Kinh kỳ. Năm nay, đợt bão số 3 làm nước sông Hồng dâng cao khiến nhiều vườn cây cảnh ở đây bị thiệt hại nghiêm trọng. Những người trồng cây cảnh nơi đây đang dồn hết công sức để hồi sinh những vườn đào, quất để đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Câu chuyện người Việt học tiếng Anh cùng AI

Các khách mời trải nghiệm nền tảng học tiếng Anh FSEL. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Với thông điệp An English Center in Your Pocket (Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi bạn), FSEL - nền tảng học ngoại ngữ tương tác cùng AI (trí tuệ nhân tạo) là bước đột phá, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam.

Thấy gì qua các vụ kiện bản quyền liên quan đến AI trên thế giới?

 Với tác phẩm “Zarya of the Dawn” của Kristina Kashtanova, Mỹ chỉ bảo hộ tác quyền phần nội dung do con người tạo ra. (Ảnh: The Verge)
(PLVN) - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các vấn đề bản quyền đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các vụ kiện liên quan đến bản quyền AI đã làm nổi bật những thách thức pháp lý mới, đòi hỏi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải xem xét điều chỉnh khung pháp lý về sở hữu trí tuệ.