Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h30 sáng nay:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 66-66,82 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 750.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 800.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 820.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 65,90-66,75 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 800.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 750.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 850.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 65,80-66,80 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 1 triệu đồng/lượng chiều mua vào và tăng 900.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 1 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.936 USD/ounce, tăng 32,4 USD/ounce so với phiên giao dịch sáng qua. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.955), tương đương 54,14 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 12,68 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng vọt sau thông tin Nga cảnh báo thủ đô Kiev của Ukraine có thể bị không kích đã thúc đẩy dòng tiền chảy vào thị trường vàng để trú ẩn. Lập tức, giá vàng thế giới giao ngay tăng lên mức cao nhất trong 1,5 năm qua sau khi đã tăng 120 USD/ounce trong tháng 2/2022. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tháng 4/2022 cũng vọt lên 1.943 USD/ounce.
Các thị trường quan trọng khác cũng tác động đáng kể đến của giá vàng hôm nay. Cụ thể, giá dầu thô có lúc từ 96 USD/thùng lao lên 106 USD/thùng, lãi suất trái phiếu Mỹ xuống còn 1,7%/năm. Riêng USD tăng giá trên diện rộng nhưng không đủ sức mạnh cản trở đà tăng giá vàng hôm nay.
Theo giới phân tích, bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây bao gồm đóng không phận với máy bay Nga, loại một số ngân hàng Nga ra khỏi mạng lưới tài chính toàn cầu SWIFT và hạn chế khả năng của Nga trong việc sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ và vàng 630 tỉ USD. Các nền tảng thanh toán phổ biến như Apple Pay, Google Pay cho biết sẽ ngừng hoạt động ở Nga.
Đặc biệt, các công ty năng lượng hàng đầu thế giới gồm Shell, BP và Equinor (Na Uy) đều thông báo rút khỏi Nga, gây áp lực lên các công ty phương Tây khác có cổ phần trong các dự án dầu khí của Nga, như ExxonMobil (Mỹ) và TotalEnergies (Pháp).
Thị trường lo ngại tình hình địa chính trị thế giới ngày càng tồi tệ hơn, nguồn cung hàng hóa bị gián đoạn, giá dầu thô leo thang, hậu quả kinh tế không lường trước và lạm phát toàn cầu có thể tăng mạnh.