Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 69,20-69,97 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 770.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 69,20-69,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 150.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 700.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 69,55-70,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 700.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.864,20 USD/ounce, giảm 3,8 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.110), tương đương 52,48 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 17,49 triệu đồng/lượng.
Theo các chuyên gia, vàng nguy cơ rơi xuống mức 1.820 USD trong những ngày tới, sau cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết thúc vào hôm nay (4/5), với dự kiến tăng chi phí cho vay thêm 50 điểm cơ bản.
Bên cạnh đó, giá vàng tiếp tục giảm vì USD tìm thấy động lực tăng giá mạnh mẽ khi FED chuẩn bị tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tuần tới, làm suy yếu sức hấp dẫn của kim loại quý.
Giới đầu tư hiện cũng đang chờ cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh, dự kiến đưa ra quyết định chính sách vào thứ Năm tuần này.
Thị trường cũng theo dõi chặt chẽ việc Liên minh châu Âu (EU) đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhất đối với hoạt động bán dầu của Nga để đáp trả việc Nga tấn công Ukraine.
Giới đầu tư cũng theo dõi động thái của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sau khi cam kết giữ lãi suất thấp và mua số lượng trái phiếu không giới hạn hàng ngày để bảo vệ mục tiêu lợi suất.