Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 55,43-55,82 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 390.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 55,50-55,95 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng 450.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 55,40-55,80 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên mức giá chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 400.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): Giá vàng được niêm yết ở mức 1.779,60 USD/ounce, tăng 0,8 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.170), tương đương 50,23 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 5,59 triệu đồng/lượng.
Giá vàng đi lên trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục “đỏ” sàn sau khi giới đầu tư mạnh tay bán cổ phiếu vào phiên giao dịch ngày 20/4. Các chỉ số Dowjones, Nasdaq và S&P 500 trên phố Wall mất điểm rất nhiều. Giá cổ phiếu tại châu Âu, Nhật Bản cũng giảm mạnh.
Diễn biến của thị trường chứng khoán cho thấy giới đầu tư giới hạn đưa vốn vào cổ phiếu. Họ dịch chuyển một phần dòng tiền vào giá vàng. Vì thế, giá vàng có thời điểm tăng 15 USD/ounce.
Mặt khác, lãi suất trái phiếu Mỹ từ 1,61%/năm xuống còn 1,59%/năm khiến sức mua mua trái phiếu khựng lại. Theo đó, các nhà đầu tư bên ngoài nước Mỹ giảm dần mức độ thu gom USD để mua trái phiếu. Thế nên “đồng bạc xanh” không thể tăng giá, có lợi cho giá vàng.
Bên cạnh đó, theo dữ liệu của hải quan Trung Quốc, quốc gia này nhập khẩu vàng trị giá khoảng 600 triệu USD, tương đương 10 tấn trung bình mỗi tháng kể từ tháng 2.2020. Bên cạnh Trung Quốc, nhu cầu vàng của Ấn Độ cũng đã phục hồi sau đợt sụt giảm do đại dịch gây ra, với mức nhập khẩu kỷ lục trong tháng 3 vừa qua là 160 tấn vàng. Nhu cầu phục hồi mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ giúp giá vàng tăng mạnh thời gian tới.