Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch cuối tuần:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 56,60-57,32 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua-bán vàng là 720.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 56,65-57,65 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua - bán vàng 1 triệu đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,60-57,75 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua – bán vàng 1,15 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.786,80 USD/ounce. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.870), tương đương 49,78 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 7,54 triệu đồng/lượng.
Tuần này, trong 15 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát thị trường vàng của Kitco News, 9 chuyên gia (tương đương 60%) dự báo giá vàng đi ngang; trong khi đó, triển vọng tăng và giảm thu được ba phiếu cho mỗi lựa chọn (hoặc 20%).
Mặc dù các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan vào vàng, nhưng đã có một sự thiếu quan tâm rõ rệt đến thị trường. Tỉ lệ tham gia vào cuộc khảo sát tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2019 với chỉ 494 phiếu khảo sát được thực hiện trong các cuộc thăm dò trực tuyến. Trong số này, 274 người được hỏi (tương đương 55%) kỳ vọng giá vàng tăng trong tuần này; 127 người khác (26%) dự báo giá vàng sẽ thấp hơn; trong khi chỉ có 93 người (35%) cho ý kiến trung lập.
Giới đầu tư vàng đang theo dõi chặt chẽ các thông tin để tìm kiếm các manh mối về thời điểm Fed thay đổi chính sách tiền tệ. Theo một số nhà kinh tế, lạm phát gia tăng có thể sẽ khiến Fed hành động sớm hơn trong chương trình nghị sự tại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 22/9 tới. Dow Jones Newswires cho biết, Fed có khả năng sẽ bắt đầu giảm dần chương trình mua trái phiếu 120 tỷ USD/tháng (nới lỏng định lượng) vào tháng 11.