Giá lúa cao, năng suất tăng, nông dân Bạc Liêu phấn khởi

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Giá lúa tại Bạc Liêu đang tăng vọt lên trong những ngày gần đây, nhất là đúng thời điểm đang thu hoạch, nông dân vô cùng phấn khởi vì có một vụ sản xuất thành công, vừa trúng mùa lại được giá.

Theo ghi nhận của Phóng viên, tại huyện Vĩnh Lợi trong những ngày gần đây, nông dân trên địa bàn đang đẩy nhanh tiến độ vụ lúa Đông Xuân đang thu hoạch, nhờ nhờ nắng nóng kéo dài… các máy gặt đập liên hợp đang hoạt động hết công suất để tranh thủ thời điểm lúa đang được giá cao.

Ông Tô Thanh Hải - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lợi, cho biết: “Vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023, nông dân trên địa bàn huyện xuống giống được hơn 17 nghìn ha. Tính đến thời điểm hiện tại, bà con nông dân vùng chuyên canh lúa Tài nguyên chủ yếu tập trung ở thị trấn Châu Hưng và xã Châu Hưng A đã thu hoạch dứt điểm tổng số 3.310 ha diện tích, năng suất lúa bình quân ước đạt từ 6,5 đến 7 tấn/ha, thậm chí có hộ sản lượng lúa đạt gần 1 tấn/công (1.000m2), ngang bằng so với vụ mùa Tài nguyên năm rồi. Hiện, thương lái vào tận ruộng thu mua lúa của nông dân với mức giá từ 7.500 đến 8.000 đồng/kg”.

Nông dân Bạc Liêu vô cùng phấn khởi vì có một vụ sản xuất thành công, vừa trúng mùa lại được có giá cao.

Nông dân Bạc Liêu vô cùng phấn khởi vì có một vụ sản xuất thành công, vừa trúng mùa lại được có giá cao.

Ông Trần Văn Hồng (ngụ tại xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) canh tác hơn 1 ha diện tích giống lúa Tài nguyên, nổi tiếng gạo ngon cơm, được thị trường ưa chuộng. Nhiều năm nay, ông Hồng chọn giống lúa này để canh tác. Bởi lẽ, nó rất dễ làm, cho sản lượng cao, lúa hàng hóa sau khi thu hoạch thường bán với giá cao hơn so với một số giống lúa ngắn ngày khác.

Hiện tại, gia đình ông Hồng đã thu hoạch 100% diện tích lúa Tài nguyên của gia đình mình, năng suất ước đạt hơn 5,6 tấn/ha. Sau khi thu hoạch xong, gia đình ông cũng bán lúa tươi cho thương lái với giá 7.500 đồng/kg. “Trừ tất cả các khoản chi phí canh tác, vật tư nông nghiệp, gia đình ông còn lại 35 triệu đồng/ha” - ông Hồng chia sẻ.

Anh Trần Văn Hoàng (ngụ tại xã Hưng Phú, huyện Phước Long) phấn khởi cho biết: “Chưa thấy vụ nào mà giá lúa lại được cao như năm nay. Mấy vụ sản xuất trước nông dân cũng có lãi tương đối, nhưng vụ này, nông dân thắng lợi kép cả về năng suất và giá bán. Năm nào mà lúa có giá thì nông dân khỏe re”.

“Vụ lúa Đông Xuân này, gia đình xuống giống 3 ha lúa Đài Thơm, năng suất đạt trên 8 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận trên 25 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay. Tuy chi phí đầu tư trong quá trình sản xuất có cao hơn so với vụ lúa Đông Xuân các năm trước nhưng nhờ lúa bán được giá cao nên lợi nhuận tương đối khá” - anh Hoàng chia sẻ.

Theo ông Trần Văn Liêm - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long: “Toàn huyện có diện tích canh tác lúa Đông Xuân trên 13.600 ha, hiện đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, năng suất trung bình đạt từ 8 tấn/ha”.

“Lúa Đông Xuân vụ mùa 2022-2023 trà lúa phát triển khá tốt, điều kiện thời tiết thuận lợi, lượng nước ngọt đủ đảm bảo cho trà lúa phát triển, sâu bệnh không đáng kể, lúa đang cho thu hoạch năng suất lúa cao, giá bán cao, người dân rất phấn khởi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân” - ông Liêm nhận định.

Được biết, sau nhiều năm mùa thu hoạch lúa mất giá, lại thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố thời tiết cực đoan, sự kỳ vọng của người dân Bạc Liêu nói riêng và người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung về lợi nhuận từ cây lúa đã giảm đi rất nhiều; thậm chí, nhiều diện tích lúa đã được chuyển dần sang trồng các loại cây trồng khác với kỳ vọng về lại hiệu quả kinh tế cao hơn, quan trọng là không bị “tắc” đầu ra.

Vụ lúa Đông Xuân, nông dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xuống giống trên 43.200 ha. Đến nay, đang bước vào giai đoạn thu hoạch.

Vụ lúa Đông Xuân, nông dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xuống giống trên 43.200 ha. Đến nay, đang bước vào giai đoạn thu hoạch.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, vụ lúa Đông Xuân, nông dân trên địa bàn tỉnh xuống giống trên 43.200 ha. Đến nay, đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. Giá lúa và năng suất cao khiến nông dân rất phần khởi.

“Vấn đề đặt ra hiện nay của ngành lúa gạo là không hướng đến sản lượng mà chất lượng là chính. Không chạy theo số lượng, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp để nâng cao giá trị của chất lượng sản phẩm mới có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Vừa thuận lợi trong khâu tiêu thụ và giá bán được cao. Đó là mục tiêu mà ngành nông nghiệp tỉnh nhà đang hướng đến…” - ông Phạm Văn Mười, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu nói.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.