Gấu Bắc cực và cuộc vật lộn để tồn tại

Hình ảnh gây ám ảnh do National Geograph công bố
Hình ảnh gây ám ảnh do National Geograph công bố
(PLVN) - Gấu Bắc cực được cho là loài vật chịu ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ bởi tình trạng băng tan do nhiệt độ Trái Đất nóng lên. Biến đổi khí hậu cũng đang dấy lên những lo ngại về khả năng xung đột giữa con người với các loài động vật hoang dã cũng như chính loài người với nhau.

Lê lết kiếm ăn

Cuối năm 2017, tạp chí National Geographic khiến dư luận xôn xao khi công bố một đoạn video ghi lại cảnh một con gấu Bắc cực gầy đến mức chỉ còn da bọc xương đang lê lết đi kiếm ăn trên một hòn đảo khô cằn – một hình ảnh khác lạ với tưởng tượng về những con gấu trắng muốt, to lớn tung móng vuốt để bắt con mồi trên những tảng băng lớn. Con gấu đã gục ngã sau một hồi kiếm tìm trong những chiếc thùng phuy trống rỗng trôi dạt từ đâu tới nhưng không thấy gì. 

Những thước phim này do ông Paul Nicklen và bà Cristina Mittermeier từ tổ chức bảo tồn Sea Legacy ghi lại tại quần đảo Baffin (Canada). Theo Nicklen, ông đã tình cờ nhìn thấy con gấu Bắc cực gầy trơ xương khi đang cùng một nhóm đồng nghiệp tìm kiếm những cảnh tượng cho thấy tác động của biến đổi khí hậu.

“Con gấu Bắc cực có lẽ đã chết chỉ vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Đó hẳn là cái chết vì đói khát. Rất từ từ và đầy đau đớn. Tôi đã rơi nước mắt khi quay phim lại những hình ảnh đó”, ông Nicklen cho biết. 

Đoạn video sau khi được National Geographic công bố dưới tiêu đề: “Đây là những gì biến đổi khí hậu gây ra” đã gây hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ. Tổng cộng, theo ước tính, đã có tới 2,5 tỷ lượt xem đoạn video. Nó gây ám ảnh rất nhiều người, khiến họ liên tưởng tới viễn cảnh loài gấu Bắc cực sẽ tuyệt chủng – những cái chết vô cùng đau đớn, không phải do già, do bệnh mà vì đói mà con người chính là một tác nhân.

Loài bị ảnh hưởng nặng nhất

National Geographic sau đó thừa nhận ngoài biến đổi khí hậu, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới thảm kịch của chú gấu nói trên. Tuy nhiên, sự thật là các nhà nghiên cứu từ lâu chỉ ra rằng gấu Bắc cực chính là điển hình của những loài động vật phải hứng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. 

Theo tổ chức World Wild Life (Đời sống hoang dã toàn cầu), đến nay, hiện tượng ấm lên toàn cầu được thể hiện rõ nét nhất ở Bắc cực và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục. Biến đổi khí hậu đang làm Bắc cực nóng nhanh hơn bất cứ nơi nào khác, khiến diện tích băng biển thu hẹp 14% mỗi thập kỷ.

Thậm chí, hiện nay, ngay trong những ngày mùa đông giá lạnh, hình ảnh vệ tinh cho thấy khối băng biển ở khu vực này có diện tích nhỏ hơn diện  tích trung bình ở thời kỳ 1981-2010 đến khoảng 2 triệu km2. Một số dự báo cho rằng, trước giữa thế kỷ 21, chúng ta có thể sẽ chứng kiến cảnh tượng Bắc cực gần như không còn băng trong mùa hè. 

Trong bối cảnh như vậy, gấu Bắc cực hiển nhiên là loài đầu tiên chịu tác động của việc băng tan, nước biển dâng do nhiệt độ Trái Đất gia tăng. Bởi, dù là loài động vật có sự đa dạng di truyền tương đối cao, có thể sinh sống trên một phạm vi rất rộng và có khả năng thích nghi với những thay đổi đang diễn ra ở Bắc Cực nhưng gấu Bắc cực lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường băng biển để di chuyển, săn mồi, giao phối, nghỉ ngơi và sinh nở. 

Đặc biệt, theo một nghiên cứu do nhóm của ông Anthony Pagano - nhà sinh vật học hoang dã thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ - tiến hành, loài động vật to lớn, có mức tiêu thụ năng lượng lớn đến 12.325 calo mỗi ngày này phụ thuộc rất nhiều vào băng biển để săn hải cẩu. 

Hiện nay, những khối băng bị tan ra sớm hơn trong mùa xuân và hình thành muộn hơn vào cuối mùa thu, buộc những con gấu Bắc cực phải đốt một lượng lớn năng lượng để đi bộ hoặc bơi những quãng đường dài để đến những khối băng còn lại để kiếm ăn. Hoặc, chúng phải chấp nhận ở lại trên đất liền lâu hơn, trải qua mùa hè và mùa thu trong tình trạng phải nhịn ăn, sống nhờ mỡ tích được từ những con hải cẩu mà chúng bắt được vào mùa xuân. 

Hình minh họa
Hình minh họa

Năm 2002, một báo cáo của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) dự đoán, biến đổi khí hậu có thể đe dọa hoặc khiến gấu Bắc cực tuyệt chủng. Điều này làm tăng tính cấp thiết của việc con người phải nhanh chóng hành động nhằm giảm lượng khí thải nhà kính để trì hoãn hoặc tránh một số hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Những hậu quả đáng sợ

Người ta cho rằng, nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng trung bình 4,5 độ C so với thời tiền công nghiệp - điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu con người không có động thái gì để giảm lượng khí thải carbon, một nửa số động vật hoang dã trên thế giới có thể sẽ biến mất.

Thêm vào đó, khi nhiệt độ trên các đại dương tăng, những tảng băng – vốn là nơi săn mồi của gấu Bắc cực – bị tan ra, những chú động vật ăn thịt lớn này sẽ phải tìm kiếm những địa bàn mới để tìm thức ăn. Đó chính là lý do dẫn tới việc 52 con gấu Bắc cực vào tháng 2/2019 đã “xâm chiếm” một thị trấn Nga để tìm thức ăn. Vụ việc đã khiến người dân địa phương vô cùng sợ hãi khi phải đi ra ngoài với lý do chính đáng là những con gấu Bắc cực có thể săn con người làm thức ăn.

Theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu sẽ làm cho những tương tác tiêu cực giữa con người và động vật hoang dã như vụ việc ở Nga trở nên phổ biến hơn. Tại Australia, khi nhiệt độ tăng cao, những loài động vật hoang dã đã tìm tới các thị trấn để trú ngụ. Những con kangaroo đã tràn vào các khu dân cư để tìm kiếm thức ăn và những người dân cũng đã phải tiêu diệt những con dơi quạ khi chúng xuất hiện qúa nhiều khi thời tiết nắng nóng. 

Ở miền nam châu Phi, hạn hán thường xuyên hơn cũng đồng nghĩa với việc những con voi khát nước đã xông vào những ngôi làng để ăn hoa màu và uống nước từ bể chứa của người dân. Hầu hết các động vật hoang dã trong tự nhiên không thích gần gũi với con người. Vì vậy, việc chúng buộc phải xâm nhập vào các khu dân cư cho thấy chúng đang tuyệt vọng đến mức nào.

Khi biến đổi khí hậu bắt đầu gây thiệt hại cho con người, dẫn tới giảm năng suất cây trồng, con người có thể trở nên hung dữ hơn trong trường hợp xảy ra xung đột với các loài động vật hoang dã. Điển hình là những người dân nghèo ở các ngôi làng tại châu Phi sau khi bị cả một đàn voi vì đói khát phá toàn bộ vụ mùa có thể giết chết các con vật để ngăn chúng phá hoại. 

Biến đổi khí hậu cũng được dự báo sẽ làm trầm trọng thêm các xung đột về tài nguyên thiên nhiên giữa và trong các loài với nhau, bao gồm cả loài người. Ví dụ, một số nhà quan sát cho rằng, biến đổi khí hậu chính là một phần nguyên nhân dẫn tới cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập bởi tình trạng hạn hán đã buộc người dân từ các khu vực nông thôn di dời tới các thành phố vốn quá đông đúc và căng thẳng. 

Để giải quyết vấn đề, người dân ở nhiều nơi đã phải tìm đến các giải pháp tạm thời để xua đuổi các loài động vật hoang dã như dùng pháo sáng để đuổi gấu… Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề, chúng ta phải tập trung vào nguyên nhân gốc rễ và giải pháp chính là giảm lượng phát thải khí carbon, không chỉ vì lợi ích của động vật hoang dã mà còn vì sự sống còn của con người.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.