Gắp cây tăm dài 6cm từ tá tràng bé trai 3 tuổi

Hình ảnh dị vật tăm trong tá tràng bệnh nhi Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Hình ảnh dị vật tăm trong tá tràng bệnh nhi Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa cấp cứu thành công bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao và đau bụng trên rốn. 

Bé trai này là B.T.D (3 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ). Trước đó, trẻ được đưa gia đình vào nhập viện với lý do sốt và đau bụng trên rốn. Tại đây, trẻ được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng và nội soi đường tiêu hóa để chẩn đoán nguyên nhân. 

Trong quá trình nội soi, các bác sĩ phát hiện tại vị trí DII tá tràng có hình ảnh dị vật (tăm tre), chiều dài khoảng 6cm, 1 đầu cắm vào tá tràng, 1 đầu tự do, vị trí đầu tăm tự do di động tạo thành ổ loét, đáy phủ giả mạc trắng. Ngay lập tức, bệnh nhi được tiến hành thủ thuật gắp dị vật qua nội soi. Sau thực hiện thủ thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ổn định, vị trí tăm cắm vào tá tràng không thấy chảy máu. 

Theo Ths.BS  Kiều Thị Việt Hà, Phó Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng cho biết: “Dị vật đường tiêu hóa là những vật do vô tình hoặc cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống hay trong sinh hoạt. Phần lớn các dị vật này có thể tự đào thải ra ngoài theo phân nhờ nhu động của ống tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10 - 20% các dị vật cần phải điều trị do có kích thước lớn, có hình thù sắc nhọn như tăm, kim khâu, xương cá... Nếu các dị vật này không được xử lý kịp thời sẽ gây tổn thương trong đường tiêu hóa, dẫn đến biến chứng như chảy máu, áp xe, tắc ruột, thủng ruột, thậm chí có thể tử vong”.

Từ trường hợp bệnh nhi D. các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ cần chú ý quan sát trẻ, để xa tầm với của trẻ nhỏ tất cả các vật dụng nhỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ; luyện cho trẻ thói quen không cho các vật và đồ chơi vào miệng ngậm mút. Trong quá trình chăm sóc trẻ không nên để trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, cười đùa; cần đảm bảo loại bỏ hoàn toàn xương khi cho trẻ ăn các thức ăn có xương như cá, gà… Khi phát hiện trẻ đã nuốt phải dị vật cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.