G20 kêu gọi đầu tư nguồn lực cho chiến dịch tiêm chủng toàn cầu

G20 tập trung thảo luận về nỗ lực cung ứng vaccine phòng COVID-19. Ảnh: AFP
G20 tập trung thảo luận về nỗ lực cung ứng vaccine phòng COVID-19. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhóm 20 nước giàu hôm thứ Hai cho biết cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để giúp các nước nghèo tiêm chủng cho người dân chống lại COVID-19, nhưng không đưa ra các cam kết mới về số lượng vaccine hoặc nguồn tài chính cho việc hỗ trợ này.

Italy, nước giữ chức chủ tịch G20 năm nay, cho biết sau cuộc họp được tổ chức trong 2 ngày 5-6/9 tại Rome rằng, Hội nghị đã thông qua "Tuyên bố Rome" gồm một thỏa thuận chính trị nhằm tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia nghèo và gửi thêm vaccine cho họ để chống COVID-19.

"Mức độ bất bình đẳng (về vaccine) quá cao và không bền vững. Nếu chúng ta để một phần thế giới không có vaccine thì có nguy cơ biến thể mới sẽ làm tổn thương tất cả chúng ta... Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: không ai bị bỏ lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng", Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza nói với các phóng viên.

Vaccine đang được vận chuyển đến các nước nghèo thông qua cơ chế COVAX, được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI).

Tuy nhiên, các quốc gia giàu hơn đã bị chỉ trích vì bị cáo buộc dự trữ vaccine phòng COVID-19 trong khi nhiều quốc gia kém phát triển có tỷ lệ tiêm chủng thấp và số ca nhiễm gia tăng phải vật lộn để có được nguồn cung cấp vaccine ít ỏi.

Cần 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn vào cuối năm 2021. Ảnh: Nasdaq

Cần 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn vào cuối năm 2021. Ảnh: Nasdaq

Ông Roberto Speranza nói: “Các quốc gia mạnh nhất cam kết đầu tư nguồn lực đáng kể và gửi vaccine đến những quốc gia mong manh nhất. Chúng ta nên củng cố hệ thống này song phương và thông qua các nền tảng quốc tế bắt đầu từ COVAX".

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu G20 có đưa ra bất kỳ cam kết tài chính cụ thể nào mới hay không, Bộ trưởng Y tế Italy cho biết, những cam kết như vậy có nguy cơ trở thành một "sự trói buộc" và điều quan trọng là "mục tiêu chính trị" của việc tiêm chủng toàn cầu.

"Chúng tôi muốn đưa vaccine ra toàn thế giới và chúng tôi sẽ đầu tư cần thiết. Liệu chúng có đủ không? Sẽ cần nhiều hơn nữa? Các quốc gia trên thế giới đang thực hiện cam kết theo hướng này", ông nói.

Một tuyên bố dài 11 trang được công bố sau cuộc họp không đưa ra cam kết tài chính mới, nhưng ông Speranza cho biết những cam kết này có thể được đưa ra tại cuộc họp chung của các Bộ trưởng Y tế và Tài chính G20 vào tháng 10. "Đó sẽ là một cơ hội quyết định để tìm nguồn tài chính cho các giải pháp hôm nay đưa ra", Bộ trưởng Y tế nước Chủ tịch G20 nói.

Dữ liệu của GAVI cho thấy hơn 230 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được chuyển đến 139 quốc gia, so với mục tiêu đảm bảo 2 tỷ liều cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn vào cuối năm 2021.

Ông Speranza nhấn mạnh rằng các nước nghèo cũng phải được giúp đỡ, chia sẻ các phương pháp và quy trình để các nước tự sản xuất vaccine, chứ không chỉ gửi vaccine đến.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.