'Em và Trịnh': Ẩn ý trong từng bộ trang phục

Áo dài của Khánh Ly khi hát ở Quán Văn, Sài Gòn ngoài đời (trái) và trong phim có sự tương đồng về họa tiết, kiểu dáng. Ảnh: Tài liệu, Galaxy
Áo dài của Khánh Ly khi hát ở Quán Văn, Sài Gòn ngoài đời (trái) và trong phim có sự tương đồng về họa tiết, kiểu dáng. Ảnh: Tài liệu, Galaxy
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi trang phục trong phim không chỉ mang hơi thở của thời đại mà còn gắn liền với tính cách nhân vật, mang ẩn ý trong từng phân đoạn.

Tác phẩm của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đang gây chú ý với công chúng sau một tuần công chiếu. Bên cạnh âm nhạc, phục trang là điểm cộng của phim khi tái hiện cách ăn vận của người Việt trong những năm 1960-1990.

Giám đốc sáng tạo Hà Đỗ đảm nhận vai trò thiết kế sản xuất Em và Trịnh, phụ trách sáng tạo nghệ thuật về màu sắc, bố cục khuôn hình và thời trang. Cô cho biết êkíp đã sử dụng khoảng 1.000 bộ trang phục cho tuyến nhân vật chính cùng khoảng 3.000 diễn viên quần chúng.

Thế giới hình ảnh trong phim được xây dựng phần nhiều qua các cuộc trò chuyện của êkíp với Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ - cùng người thân trong gia đình ông. Trịnh Công Sơn luôn ăn vận tươm tất, một Dao Ánh tinh nghịch gắn liền những bảng màu tươi sáng, Khánh Ly phóng khoáng, biến hóa đa dạng, Michiko năng động, đầy sức sống.

Mỗi trang phục trong phim không chỉ mang hơi thở của thời đại mà còn gắn liền với tính cách nhân vật, mang ẩn ý trong từng phân đoạn.

Sinh thời, Trịnh Công Sơn nổi tiếng ăn vận lịch thiệp, trang nhã. Từ đầu tới cuối phim, nhân vật do Avin Lu và Trần Lực thủ vai luôn áo quần phẳng phiu, sơ mi đóng thùng quần vải thụng, thắt lưng chỉnh tề, cặp kính đồi mồi ngay ngắn.

Chàng Trịnh thời trẻ gắn liền với trang phục đơn sắc, gồm áo trắng, quần nâu, giày lười. Mỗi phân cảnh bên Dao Ánh, nhạc sĩ luôn mặc đồ sáng màu đồng điệu với cô, ngụ ý về tình yêu trong sáng, lãng mạn. Khi lên B'Lao dạy học, sống trong căn nhà gỗ, nhân vật được chọn áo nâu, xanh lục, phù hợp với căn nhà và những ngọn đồi xanh của Bảo Lộc. Đến thành phố Đà Lạt, với phân cảnh gặp Khánh Ly (Bùi Lan Hương đóng) ở cà phê Tùng, Trịnh Công Sơn mặc áo len màu cam nhạt cùng tông với màu áo của nữ ca sĩ, ngụ ý giữa họ có sự tương đồng, ăn ý trong âm nhạc.

Trịnh Công Sơn, Dao Ánh mặc quần áo màu sắc giống nhau khi cùng đi chơi ở Huế, thể hiện họ đã là một cặp. Ảnh: Galaxy

Trịnh Công Sơn, Dao Ánh mặc quần áo màu sắc giống nhau khi cùng đi chơi ở Huế, thể hiện họ đã là một cặp. Ảnh: Galaxy

Các nàng thơ được khắc họa hình ảnh đa dạng, ứng với từng giai đoạn buồn vui trong đời nhạc sĩ. Dao Ánh (Hoàng Hà đóng) là mối tình sâu đậm nhiều day dứt nhất của Trịnh Công Sơn. Trang phục của cô luôn gắn liền với màu sắc tươi sáng, trong trẻo như trắng, hồng, xanh nhạt thể hiện trên váy xếp ly, áo thêu tay pha chút tinh nghịch đúng tính cách ngoài đời.

Khi gặp nhạc sĩ lần đầu, Ánh mới chỉ là cô bé 14 tuổi. Là con của gia đình người Bắc khó tính, cô cũng như chị gái - Diễm "Xưa" - đều để tóc ngang lưng, mặc áo dài truyền thống. Khi Trịnh Công Sơn từ bỏ mối tình với Diễm, Dao Ánh xuất hiện với diện mạo mới thể hiện cho sự trưởng thành: Tóc ngắn ngang vai, sơ mi cộc tay và quần vải đồng điệu với nhạc sĩ. Điều đó cho thấy cô đã sẵn sàng đón nhận tình cảm của chàng nhạc sĩ, báo hiệu một tình yêu đẹp sắp chớm nở. Trong phim, Dao Ánh luôn cài kẹp tóc hoa hướng dương - loài hoa cô yêu thích. Khán giả tinh ý có thể nhận ra loài hoa này luôn xuất hiện trong phòng hay trên tranh của nhạc sĩ thời trẻ lẫn khi về già. Khi cuộc tình của họ đứng trước nguy cơ tan vỡ, Trịnh Công Sơn thấy ông đang đi giữa một vườn hoa hướng dương, nhưng rồi chúng nhanh chóng héo úa và biến thành những nấm mồ, báo hiệu tình yêu này đã kết thúc và khiến ông ám ảnh suốt cuộc đời. Khi nhạc sĩ cùng Michiko trở lại Đà Lạt, ngang qua một khu rừng, hình ảnh Dao Ánh đứng giữa hàng hoa hướng dương trong nắng lại về trong ông.

Trong phim, hình ảnh hoa hướng dương trên kẹp tóc của Dao Ánh, trên tranh vẽ và ký ức về mối tình được lấy cảm hứng từ bức ảnh Trịnh Công Sơn hội ngộ Dao Ánh khi cô từ Mỹ về Việt Nam thăm ông. Ảnh tư liệu

Trong phim, hình ảnh hoa hướng dương trên kẹp tóc của Dao Ánh, trên tranh vẽ và ký ức về mối tình được lấy cảm hứng từ bức ảnh Trịnh Công Sơn hội ngộ Dao Ánh khi cô từ Mỹ về Việt Nam thăm ông. Ảnh tư liệu

Khác Dao Ánh, Khánh Ly phóng khoáng, bất cần và bản năng vì trải đời từ sớm. Ban đầu, là ca sĩ quán bar, cô hào nhoáng cùng váy ngắn đính gương lấp lánh, bốt cao phong cách disco, phù hợp với ca khúc sôi động. Sau khi gặp Trịnh, để phù hợp với ca khúc của ông, Khánh Ly mặc nền nã hơn, chuyển sang phong cách mang hơi hướng bohemian, phối sơ mi, quần jeans ống loe, váy ngắn kiểu thập niên 1960 tông nâu, vàng, cam. Hát tại Quán Văn ở Sài Gòn, cô mặc áo dài, kẻ mắt đậm, tóc bob bới phồng.

Tương tự, sự biến chuyển trong trang phục của Michiko (Nakatani Akari đóng) ứng với từng diễn biến tâm lý. Là cô gái trẻ trung năng động, mang làn gió mới đến cuộc đời nghệ sĩ, cô gây ấn tượng ban đầu với quần áo sporty, quần jeans, áo kẻ sọc - thể hiện sự khô cứng. Khi yêu Trịnh Công Sơn, Michiko đổi sang mặc váy, thể hiện vẻ nữ tính, mềm mại. Ngày về Nhật, cô trở lại với hình ảnh ban đầu trong bộ đồ phom cứng cáp màu xám, đội mũ đỏ - gợi nhớ tới chiếc áo len đỏ trong ngày đầu tới Việt Nam. Trang phục ngụ ý Michiko đã từ bỏ mối tình với nhạc sĩ, trở lại cuộc sống trước kia.

Michiko mặc váy nhiều hơn từ khi yêu Trịnh Công Sơn. Các thiết kế trơn không họa tiết, tông trầm đồng điệu với quần áo tối màu của nhạc sĩ. Ảnh: Galaxy

Michiko mặc váy nhiều hơn từ khi yêu Trịnh Công Sơn. Các thiết kế trơn không họa tiết, tông trầm đồng điệu với quần áo tối màu của nhạc sĩ. Ảnh: Galaxy

Để tái hiện thế giới thời trang phong phú trên phim, Hà Đỗ và các cộng sự đã dành nhiều tháng nghiên cứu, tìm hiểu về đời tư của Trịnh Công Sơn qua các tư liệu như bản ghi chép, ảnh, video... Họ lăn lộn ở các chợ đồ cũ trong và ngoài nước để tìm kiếm trang phục vintage ứng với bối cảnh thập niên 1960 và 1990.

Êkíp cũng thường xuyên trao đổi với gia đình nhạc sĩ nhằm tạo ra những thiết kế sát đời thực nhất. Khi may áo bà ba cho nhân vật mẹ Trịnh Công Sơn, Hà Đỗ bàn bạc với nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu - em gái Trịnh Công Sơn, tìm hiểu về kiểu áo của bà thường mặc như dáng cúc áo, màu sắc, chất liệu. Theo Hà Đỗ, chỉ cần một chi tiết nhỏ sai lệch sẽ khiến bộ phim không thật, khán giả không còn tin vào câu chuyện đạo diễn muốn kể.

Toàn bộ áo dài trong phim do nhà thiết kế Liên Hương và Thủy Nguyễn thực hiện, mang phom áo truyền thống của những năm 1960 với tà ngắn, chiết eo sâu. Nhiều trang phục phải nhuộm xuống màu để phù hợp với ánh sáng, nước phim. Với những cảnh mưa, êkíp sản xuất nhiều bộ đồ giống nhau để diễn viên thay khi đóng lại nhiều lần. Cuối ngày quay, trang phục đều được giặt, sấy khô và sửa cấp tốc, chuẩn bị cho cảnh quay tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” (ảnh BTC).

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”

(PLVN) - Trong suốt thời gian phát động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”, Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm âm nhạc được sáng tác giàu cảm xúc và mang giá trị tinh thần sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng, tâm huyết của các tác giả mà còn là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật.

Đọc thêm

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.