Dưới mái nhà cổ

Ngôi nhà cổ Trăm cột ở Long An
Ngôi nhà cổ Trăm cột ở Long An
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong hành trình tìm hiểu về giá trị ngàn xưa, một nhóm bạn trẻ đã cùng nhau lan tỏa những vẻ đẹp của di sản kiến trúc trước cơn lốc đô thị hóa. Bắt đầu từ tình yêu với di sản kiến trúc, từ mong muốn khám phá thành phố mình đang ở, họ hiểu được cái đẹp đã qua của di sản và làm nên dự án ý nghĩa với cộng đồng.

Người trẻ kể chuyện xưa

“Tản mạn kiến trúc Nam Bộ - Một biên khảo về kiến trúc dân dụng miền Nam (từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20)”, là cuốn sách nghiên cứu có tính dẫn nhập về các công trình kiến trúc Nam Bộ được xây dựng trong phạm vi từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa cuối thế kỷ 20.

Nhóm tác giả gồm các bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở các tỉnh Nam Bộ. Với họ, các di sản kiến trúc nơi đây đã trở nên quen thuộc và trở thành một phần trong tâm trí. Dự án Tản mạn kiến trúc đã gặt được những kết quả đáng kể, phác họa nên bức tranh tổng quan về tiến trình vận động, những nét đặc trưng và sự phân bố của các công trình kiến trúc cổ khu vực miền Nam.

Thành lập từ năm 2019, nhóm Tản mạn kiến trúc thu hút hơn 37.300 lượt theo dõi từ cộng đồng mạng. Nhóm bắt đầu bằng những bài viết song ngữ Việt - Anh và hình ảnh về các công trình kiến trúc tại TP HCM, dần mở rộng đến nhiều tỉnh, thành lân cận. “Những bài viết, hình ảnh như những bước thể nghiệm đầu tiên để nhắc nhở về ý thức bảo vệ di sản. Do vậy, trọng tâm hoạt động của nhóm là khơi gợi sự hiểu biết và cùng nhau học hỏi. Nhóm chúng tôi cũng là những người trẻ nên chúng tôi có thể hiểu và chia sẻ được nỗi băn khoăn với cộng đồng trẻ, thấu hiểu người trẻ tìm kiếm gì, thiếu hụt những gì để từ đó xây dựng hướng hoạt động tương ứng”, Trương Trần Trung Hiếu, thành viên nhóm chia sẻ.

Nhóm hiện có 7 thành viên đến từ nhiều chuyên môn: kiến trúc, nhân học, nghệ thuật học so sánh, lịch sử, du lịch, từ 18-28 tuổi. Mỗi người một nhiệm vụ, tra cứu tư liệu, đi thực địa, vẽ minh họa và viết nội dung.

Từ những bài viết phân tích về các công trình kiến trúc trong thành phố, nhóm hướng tới khả năng đối thoại cùng cộng đồng và tổ chức những buổi thực địa để kết nối người trẻ yêu di sản cùng nhau đi đến những công trình cụ thể, cảm nhận vẻ đẹp đầy đủ của nó… Trung Hiếu bày tỏ: “Khi trò chuyện với những người sống trong công trình di sản, chúng ta mới có thể tạo ra những thay đổi tích cực, khi suy nghĩ từ góc độ cộng đồng”.

Dù chỉ là một dự án bắt đầu từ mạng xã hội, các thành viên của nhóm đều chăm chút từng câu chữ, nhất là hình ảnh. “Phần lớn hình ảnh đều được nhóm thực hiện, bên cạnh hình ảnh xưa từ các viện lưu trữ. Chúng mình thực hiện các chuyến đi điền dã, để thực hiện các hình ảnh này”, anh Nguyên, thành viên của nhóm chia sẻ.

“Trong quá trình hoạt động cộng đồng, nhóm cũng trải qua một số sự thay đổi về hướng nghiên cứu. Khởi đầu, tụi mình chỉ quan tâm đến các thực thể kiến trúc cụ thể, nhưng dần dần nhận ra tầm quan trọng của con người, là những người sống trong những công trình ấy và cả những người đón nhận và yêu mến di sản. Chỉ khi thực sự quan tâm đến con người thì mới có thể tạo ra những thay đổi tích cực”, Trung Hiếu bày tỏ.

Nói về lý do để người trẻ hướng mối quan tâm về di sản đô thị, về những công trình tuổi đời gấp nhiều lần tuổi mình, các thành viên nhóm cùng quan điểm: “Dự án nào cũng ra đời trong một trạng thái cô độc và những người thực hiện cũng có những giai đoạn mất cảm hứng và muốn bỏ cuộc. Tuy vậy, sự động viên liên tục từ cộng đồng luôn giúp nhóm tiếp tục công việc, để thấy quanh nơi mình sống cũng có những điều thật đẹp và thú vị. Ngay từ đầu, nhóm đặt mục tiêu là lan tỏa tình yêu di sản và không có gì hạnh phúc hơn khi thấy những thông điệp của nhóm được hưởng ứng từ cộng đồng”.

Năm 2021, Tản mạn kiến trúc được Queen’s University Canada mời viết bài cho dự án nghiên cứu kiến trúc thuộc địa và được vinh danh trên tạp chí Heritage (ấn phẩm đầu tiên trên các chuyến bay của Vietnam Airlines về di sản, văn hóa, du lịch của Việt Nam).

Ký ức những ngôi nhà trăm tuổi

Nam kỳ, từ sau năm 1945 gọi là Nam Bộ, là “vùng đất mới” trong bước chân Nam tiến của người Việt, một không gian sông nước với cuộc sống di cư, đời sống thương hồ đặc trưng. Theo thời gian và thích nghi với điều kiện tự nhiên, không gian sống của người Việt tại Nam kỳ cũng dần thay đổi. Từ nhà đạp mang tính chất lưu động đến nhà sàn, từ nửa nền đất nửa sàn đến nhà gỗ truyền thống song hành với quá trình khai khẩn định cư lâu dài.

Kiến trúc Pháp du nhập vào thuộc địa Nam kỳ cùng quân đoàn viễn chinh, lần lượt ở các công trình quân sự, y tế, công cộng, hành chính, tôn giáo… tiếp đó là các công trình dân dụng, nhà ở.

Ở Nam kỳ, những công trình mang dấu ấn kiến trúc Pháp phần lớn được xây dựng ở thập niên 1880, với Palais de Justice (Pháp đình Sài Gòn, nay là Tòa án Nhân dân TP HCM), Hôtel des Douanes (Sở Thuế quan, nay là Bảo tàng Lịch sử TP HCM), Palais du Gouvernement (Dinh Thống soái Nam kỳ, sau là Dinh Toàn quyền, nay là Dinh Thống Nhất), Cathédrale Saïgon (Nhà thờ Ðức Bà), Hôtel des Postes (Bưu điện trung tâm Sài Gòn)...

Theo thống kê của nhóm tác giả Tản mạn kiến trúc, thập niên 1910 - 1930 ở Nam kỳ là giai đoạn “bùng nổ về số lượng các công trình xây dựng mới theo ảnh hưởng Pháp bởi chủ nhân người Việt” với khuynh hướng “tân thời”. Hầu hết những ngôi nhà gỗ còn tồn tại đến nay chủ yếu được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Các ngôi nhà này được xây dựng với quy mô to lớn, nhiều trong số chúng là những dinh thự sang trọng của giới quan lại và phú hộ. Một số nhà nghiên cứu trong quá trình đối chiếu các dinh thự giữa ba miền đã kết luận rằng, các dinh thự tại miền Nam thuộc loại sớm và đặc sắc nhất trên cả nước.

Điểm độc đáo trong quan niệm cũng như thực tiễn xây dựng của các ngôi nhà gỗ của người phương Nam là tính liền mạch trong chỉnh thể của ngôi nhà. Bộ phận chuyển tiếp giữa ngôi nhà và môi trường là hàng hiên/hàng ba. Hiên là phần nối dài của mái nhà ra khỏi lòng nhà chính, có thể nằm ở trước nhà, bên hông hoặc sau nhà. Hiên là sự nới rộng của không gian sinh hoạt, là khu vực để bày biện bàn ghế làm nơi thưởng trà, trò chuyện và tiếp khách.

Lớp hiên ở khu vực miền Nam thường rộng hơn các miền khác, nhờ vậy những cơn mưa nặng hạt của vùng nhiệt đới không thể chạm tới nội thất. Xuyên qua lớp tiếp nối này, ánh nắng chói chang vùng nhiệt đới dần chuyển thành chiều sâu sáng - tối trầm mặc.

Hàng rào, nếu có, thường là những dãy cây xanh được cắt tỉa gọn gàng, độ cao vừa phải, vắt qua như một ranh giới xác nhận không gian riêng tư, để làm duyên hơn là một rào chông phòng thủ và ngăn cách.

Vườn sau nhà không chỉ là nơi trồng cây, hoa mà nó còn là một không gian sinh hoạt nối dài. Bên dưới tán cây lá, người ta kê những chiếc lu chứa nước và dùng làm khu tắm rửa. Người Việt tắm gội ở vườn trong trạng thái tự nhiên và thoải mái. Và tắm vườn không ít lần được lãng mạn hóa qua các loại hình nghệ thuật thị giác và ngôn từ. Như thế, sinh hoạt của người Việt không kết thúc nơi bức tường khép lại mà mở tràn ra cả thiên nhiên bao quanh.

Và thậm chí ở miền Nam còn xóa nhòa cõi sống và cõi chết, xóa nhòa những nỗi sợ hãi của người sống khi phải ở gần các quần thể được cho là nơi chỉ dành cho người đã khuất… Không gian người sống và người đã mất dường như mở rộng và ôm ấp lấy nhau, truyền cho nhau sự hiện diện của các thế hệ cùng sống trên một mảnh đất của dòng tộc. Khác với các vùng miền khác, khu vực chôn cất người quá cố ở miền Nam không tách thành một khu quy tụ và độc lập với không gian sống mà nằm ngay trong vườn nhà.

Người miền Nam có xu hướng giữ mộ tổ tiên thật gần nơi mình sinh sống, trong mảnh vườn hoặc ruộng lúa để tiện chăm sóc và thăm viếng. Như vậy, các công trình mộ táng cũng là một phần không tách rời nằm ngay trong không gian của người sống. Khi dạo bước dưới những tán cây ăn quả trong vườn nhà, người ta thường xuyên gặp lại những công trình gợi nhắc về đời sống của tổ tiên mình.

Nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “sông sâu nước chảy” là điều kiện phong thủy tiên quyết dẫn đến lựa chọn nơi cư trú. Sông ngòi chảy qua cũng là một yếu tố cảnh quan gắn với căn nhà, tạo ra sự thoáng mở và điều hòa vi khí hậu cho không gian sống.

Theo nhóm nghiên cứu, Tản mạn kiến trúc ra đời khi đứng trước quá trình đô thị hóa và không thể nào tránh khỏi sự phá hủy các công trình di sản, “chúng tôi bắt đầu trăn trở, là những người trẻ thì chúng tôi có thể làm được những gì cho di sản của đất nước. Tản mạn kiến trúc ra đời như một dự án nghiên cứu và truyền thông độc lập, để lưu trữ những tư liệu về các di sản đang dần biến mất”.

Và như thế, chuyến hành trình tìm về các di sản kiến trúc hẳn sẽ được tiếp nối với những câu chuyện mới, những chia sẻ và khám phá mới, nối dài thêm đời sống của những căn nhà cổ đến mai sau…

Tin cùng chuyên mục

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

Đọc thêm

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phú Thọ tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Phần tế được cử hành theo nghi lễ truyền thống, trang trọng, thành kính
(PLVN) - Ngày 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Huyện Quốc Oai đón Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận lễ hội truyền thống chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Kim Nhuệ - Hà Nội mới)
(PLVN) - Tối 12/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy, đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 với chủ đề “Quốc Oai-khơi nguồn di sản".

Tết Chôl Chnăm Thmây - vẻ đẹp của sự hòa hợp văn hóa

Các nghi lễ của Tết Chol Chnam Thmay chủ yếu diễn ra tại các ngôi chùa của đồng bào Khmer. (Nguồn: TT)
(PLVN) - Chôl Chnăm Thmây - Tết cổ truyền của cộng đồng người Khmer tại Việt Nam đã trở thành nét đẹp của sự hòa hợp văn hóa các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam. Năm 2024, Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer sẽ diễn ra từ ngày 13 - 16/4/2024 (dương lịch, nhằm ngày mùng 5 - 8/3 âm lịch).