“Đừng quá lo người ta thôn tính mình”!

 Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp  (M&A) đang diễn ra khá sôi động ở Việt Nam, với những thương vụ mua bán lên tới cả  tỷ USD.  Phóng viên Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Bách – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty AsiaInvest- một doanh nghiệp chuyên tư vấn M&A.

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp  (M&A) đang diễn ra khá sôi động ở Việt Nam, với những thương vụ mua bán lên tới cả  tỷ USD.  Phóng viên Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Bách – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty AsiaInvest- một doanh nghiệp chuyên tư vấn M&A.

*Có thể mô tả như thế nào về thị trường M&A tại Việt Nam hiện nay, thưa ông?

“Đừng quá lo người ta thôn tính mình”! ảnh 1
 

- Nếu như năm 2000 chỉ ước chừng có 20 thương vụ M&A , giá trị 200 triệu USD thì tới năm 2010 đã nhảy vọt lên đến 450 thương vụ, ước đạt 3 tỷ USD. Tổng giá trị các thương vụ M&A  giai đoạn 2001-2010 đạt gần 10 tỷ USD. M&A giữa các DN  Việt Nam chiếm 65%, M&A có doanh nghiệp nước ngoài tham gia chiếm 35%.

Trong số các vụ M&A thành công, có thể kể tới thương vụ Vinamilk mua 60% cổ phần, trị giá 300 triệu USD của Cty TNHH Miraka Ltd – New Zealand; Cty Kohlberg Kravis Roberts &Co (Mỹ) mua 10% cổ phần, trị giá 159 triệu USD của Cty CP Tiêu dùng Massan; Viettel  mua 60% cổ phần, trị giá 83 triệu USD của Cty Telecommunications d’Haiti SAM – Haiti, tập đoàn này cũng mua 60% cổ phần, trị giá 59 triệu USd của Cty Teletalk Bangladesh Ltd; Cty Oman Investment Fund (Oman) đã mua 60% cổ phần, trị giá 83 triệu USD của Cty CP Bảo hiểm Dầu khí; Cty Fullerton Financial Holdings Pte Ltd (Singapore) đã mua 25% cổ phần của Ngân hàng Phát triển Mekong; Cty Commonwealth Bank of Australia (Úc) mua 19% cổ phần của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB); Cty Orix Corporation (Nhật Bản) mua 15% cổ phần của Quỹ đầu tư Indochina Capital...

Theo dự báo, số thương vụ và giá trị M&A sẽ tiếp tục tăng mạnh, do xu hướng tái cấu trúc, tìm kiếm nguồn vốn bổ sung sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 và lạm phát cao tại Việt Nam 2011. Khả năng diễn ra một số thương vụ quy môn lớn, nhìn vào triển vọng phát     hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược từ cổ phần hóa  các DN lớn như Vinaphone, Mobifone và việc thoái vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài…

 

* Để các thương vụ M&A thành công, theo ông cần hội tụ những yếu tố nào?

Theo tôi, cần có cái bắt tay bền chặt của cả đôi bên. Cụ thể, DN  Việt Nam nên xác định rõ các mục tiêu của thương vụ để đưa ra tiêu chí lựa chọn đối tác cụ thể; xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi, minh bạch; đánh giá đầy đủ về tình trạng hiện tại, tiềm năng của DN, từ đó đưa ra mức giá, điều kiện hợp lý; thẩm tra kỹ năng lực của đối tác; nắm được những khác biệt về văn hóa, tư duy trong kinh doanh, xây dựng mối quan hệ tin cậy; quan tâm đến lợi ích lâu dài hơn lợi ích tài chính trước mắt; rà soát kỹ trước khi ký các hợp đồng, thỏa thuận...

Còn đối với bên mua nước ngoài, nên tìm kiếm các DN mục tiêu thực sự chất lượng; nắm được những khác biệt về văn hóa, tư duy trong kinh doanh; xây dựng được mối quan hệ đối tác tin cậy; hiểu rõ động cơ thực hiện thương vụ và tình trạng hiện tại của DN mục tiêu; làm rõ các mục tiêu ưu tiên và lợi ích chung của đôi bên; thực hiện việc soát xét đặc biệt và đánh giá chuyên sâu; thẩm tra về uy tín của DN mục tiêu; cân nhắc kỹ trước khi đưa ra các cam kết; có kế hoạch thoái vốn...

* Nhiều thương vụ hậu M&A, một bên thiệt thòi vì mất quyền quản lý hoặc “lép vế” vì vốn ít, điều này khiến không ít DN “lăn tăn” còn ông bình luận như thế nào?

Các DN  không nên quá suy nghĩ tiêu cực, vì hợp tác là xu thế tất yếu để phát triển. Trong các thương vụ M&A, chỉ cần “biết người, biết ta”. Mọi người quan tâm tới “hậu M&A” – đó là quan tâm tới sự phối hợp, hợp tác giữa hai bên như thế nào. “Bắt tay” với đối tác lớn là để tìm “điểm tựa” về tài chính, quản trị …, chứ không nên quá lo lắng người ta thôn tính mình. Như đã nói ở trên, trước ngưỡng cửa M&A, DN  phải luôn hiểu rõ bản thân với các  điểm mạnh, thế yếu của mình.  

* Xin cám ơn ông!

Mai Hoa (thực hiện)

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.