Đừng nói ca sĩ miền Nam không học

Câu nói của Thanh Lam bị cắt cúp khiến dư luận tranh cãi.
Câu nói của Thanh Lam bị cắt cúp khiến dư luận tranh cãi.
"Nói thật, chỉ có nghệ sĩ miền Bắc mới phân biệt thôi chứ dân trong Nam không ai để ý đâu. Hãy công bằng chứ đừng nên nói năng chạm lòng nhau như thế" - ca sỹ Ánh Tuyết đáp lại ý kiến gây tranh cãi của Thanh Lam.

Những ngày gần đây, làng giải trí bất ngờ dậy sóng vì phát ngôn của ca sĩ Thanh Lam

Trong một bài trả lời phỏng vấn, Thanh Lam nói: “Không có ngành nghề nào không cần phải học cả. Vì khi không có trình độ thực sự thì không khai thác chiều sâu được, nó chỉ hớt váng được lúc đầu thôi. Nhưng trong miền Nam lại nổi lên nhiều ca sĩ chẳng học hành gì cả mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông. Tôi đặt dấu hỏi về điều này. Nhưng đó chỉ là dấu hỏi thôi, chứ theo tôi, không nên phân biệt vùng miền”.

Nhạc sĩ Quốc Bảo: "Bằng cấp có nhất thiết gắn chặt với thành công không?"Các nghệ sĩ, nhạc sỹ về vấn đề này.

Trả lời câu nên hiểu nội hàm “học hành, chuyên nghiệp” sao cho đúng, nhạc sỹ Quốc Bảo cho biết: “Tôi không thể đoán định người phát biểu muốn nói ý gì, có "nội hàm" hay không, hay chỉ là một phát biểu mây bay gió thoảng. Giả sử như lời phát biểu ấy nghiêm túc đi, thì liệu bằng cấp có nhất thiết gắn chặt với thành công hay không? Nhưng chúng ta hãy hỏi lại người phát ngôn”.

Thanh Lam,Ánh Tuyết,làng sao
NS Quốc Bảo không bắt học trò phải học Nhạc viện nhưng khuyên họ nên học nền tảng cơ bản.

Quốc Bảo cũng nói thêm, với những học trò anh dạy, dù không khuyến khích họ phải thi đỗ Nhạc viện, học 5 năm nhưng anh vẫn luôn nhắc nhở động viên họ học các lớp hàm thụ để có nền tảng cơ bản.

Về môi trường nghệ thuật miền Bắc và miền Nam, nhạc sĩ cho rằng có khác biệt ở thời điểm năm 2000. Khi ấy Sài Gòn đã có sinh hoạt tụ điểm, phòng trà, dạ vũ còn Hà Nội phát triển theo hướng đoàn văn công hơn là giải trí thuần túy. Tuy nhiên ở thời điểm năm 2017 thì hai môi trường không khác nhau bao nhiêu.

Trước thông tin có tình trạng phân biệt vùng miền, trình độ trong nghề, Quốc Bảo trả lời: “Thực sự tôi đã làm việc với ca sĩ cả nước, với bất kỳ ai mà tôi thấy có thể cộng tác được, chưa bao giờ để bản thân bị bẽ bàng hay đối xử không tốt. Mà tôi là người Nam”.

Ánh Tuyết: "Nghệ sĩ miền nào cũng có cái dở vì không ai hoàn hảo".

“Về chuyện phân biệt, tôi thấy ngấm ngầm có nhưng không nên. Bạn làm trong văn hoá – nghệ thuật, nếu muốn chứng minh mình có văn hoá thì nói năng phải lựa lời, tôn trọng cái chung. Thực tế, tôi thừa nhận chuyện có nhiều nghệ sĩ nhờ quảng cáo mà lên nhưng không nên phân biệt Nam – Bắc như thế. Nghệ sĩ miền nào cũng có cái dở vì không ai hoàn hảo cả.

Quay lại từ thời kỳ đầu của nền âm nhạc Việt Nam, có mấy ai học đâu? Những nghệ nhân đi từ dân gian lên đâu qua trường lớp học hành? Bản chất âm nhạc xuất phát từ tự nhiên, cuộc sống. Có người học rất nhiều, nhưng thiếu sự thông minh, nhạy cảm.

Thanh Lam,Ánh Tuyết,làng sao
Ánh Tuyết cho rằng không nên phân biệt vùng miền trong nghệ sĩ.

Đừng nói ca sĩ miền Nam không học. Chúng tôi ngày xưa tiếp cận âm nhạc từ cấp 1 đấy. Sinh viên từ thành phố tới tỉnh lẻ đều biết đánh đàn, sáng tác, hát. Nhiều tên tuổi nổi tiếng trước 1975 rất đẳng cấp. Dù khi ấy, không có mấy trường nhạc trên cả nước.

Boléro và cải lương thuộc về miền Nam. Chúng xuất phát từ dân gian, và chỉ phù hợp với cuộc sống, tính cách của người miền Nam. Bây giờ, Boléro bất ngờ lan toả ra. Tôi không phủ nhận một số nhà kinh doanh bây giờ chỉ biết “thổi phồng, đánh bóng”, bất chấp nghệ thuật để làm việc theo mục đích thương mại. Tuy nhiên, những người đi lên nhờ công nghệ thay vì năng khiếu sẽ tắt nhanh thôi.

Bạn thấy, Đức Tuấn đâu từ học hành gì mà kiến thức nhiều người không bằng. Có câu “Con thi trường học, mẹ thi trường đời”. Người mẹ phải học ở trường đời mới dạy được con. Âm nhạc là vô biên và thiên về năng khiếu. Học thuật chỉ để bổ sung cho ai biết vận dụng. Học hành ra mà hát chỉ để hát to, hát lớn thì không ai nghe nổi.

Nói thật, chỉ có nghệ sĩ miền Bắc mới phân biệt thôi chứ dân trong Nam không ai để ý đâu. Hãy công bằng chứ đừng nên nói năng chạm lòng nhau như thế". 

Mỹ Hạnh: Câu chữ từ người nói đến người đọc đã đi qua 3 – 4 đường

“Với tôi chuyện đúng – sai rộng lắm. Chúng ta nhìn tích cực sẽ thấy tốt, còn nhìn tiêu cực thì mọi thứ đều xấu xa tiêu cực. Bạn nói ra điều gì, chưa chắc người nghe đã hiểu đúng ý bạn. Thậm chí nếu hiểu đúng, chưa chắc họ truyền đạt lại đúng. Câu chữ từ người nói đến người đọc đã đi qua 3 – 4 đường rồi.

Thanh Lam,Ánh Tuyết,làng sao
Ca sĩ Mỹ Hạnh - giọng trầm nổi tiếng cùng thời với diva Thanh Lam.

Tôi có nói thêm vào cũng không thay đổi được gì, có tốt lên hay xấu đi cũng chỉ là theo nghĩa mà tôi nói, không phải của Thanh Lam. Tôi nghĩ như vậy không có nghĩa là mọi người hay Thanh Lam cũng nghĩ giống mình. Tôi sợ khi mỗi người nói thêm một câu vào chẳng làm sự việc tốt lên mà còn xé ra to thêm.

Như bạn đang hỏi tôi, tôi cũng chỉ nói cảm nhận của mình chứ không thể thay ai nói lên cảm giác của họ”.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.