Đừng để bé trai dị tật lỗ tiểu lớn lên vẫn... 'đái ngồi'

Bệnh nhi phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp được động viên, chăm sóc tại Khoa Ngoại Tiết niệu – Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp được động viên, chăm sóc tại Khoa Ngoại Tiết niệu – Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nếu lỗ tiểu quá gần gốc dương vật, trẻ không đứng tiểu tiện được mà phải ngồi tiểu như con gái. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng không được can thiệp sớm, dị tật này có thể tác động tiêu cực đến tâm lý và cuộc sống sau này của trẻ...

Từ khi bé V.D (ở Hải Dương) được sinh ra, bác sĩ đã thông báo cho cha mẹ bé về tình trạng dị tật bộ phận sinh dục của bé và khuyên gia đình nên đưa bé đến cơ sở chuyên khoa tiết niệu nhi để khám và điều trị dị tật.

Gia đình đã đưa D đến Khoa Ngoại Tiết niệu – Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau khi thăm khám, bác sĩ đánh giá D dị tật lỗ tiểu thấp thể nặng, lỗ tiểu ở gốc dương vật, nhưng phải chờ bé 2 tuổi trở lên mới có thể thực hiện phẫu thuật.

“Vì lỗ tiểu của con ở gốc dương vật nên con không thể đi tiểu giống các bạn nam mà ngồi tiểu giống các bạn gái. Mỗi lần vệ sinh cho con, nhìn “em bé” của con bị cong, nhỏ, tôi lại thấy xót xa. Thương con, muốn con được phẫu thuật sớm, nhưng tôi hiểu không thể đốt cháy giai đoạn. Tôi mong muốn để con phẫu thuật xong mới cho đi học vì sợ con khác biệt với các bạn, sợ bạn bè trêu chọc, ảnh hưởng đến tâm lý của con”, mẹ bé V.D chia sẻ.

Ngày 4/11, khi V.D được 30 tháng tuổi, các Khoa Ngoại Tiết niệu – Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện phẫu thuật cho bé. Một tuần sau mổ, sức khỏe của bé rất tốt, không bị đau ở vết mổ. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyên nên cho bé nằm thẳng, hạn chế vận động và theo dõi thêm.

Dị tật lỗ tiểu thấp không quá hiếm gặp, tỉ lệ mắc 1/300 trẻ nam. Trung bình mỗi năm, Khoa Ngoại Tiết niệu thực hiện từ 200-250 ca phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp.

ThS.BS Lê Anh Dũng – Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, dị tật lỗ tiểu thấp là một bất thường về mặt giải phẫu của bộ phận sinh dục ở bé trai, bao gồm dương vật cong và lỗ tiểu nằm ở vị trí thấp hơn vị trí bình thường ở đỉnh quy đầu. Nguyên nhân chủ yếu do bất thường trong quá trình hình thành bào thai.

Lỗ tiểu thấp có thể dễ dàng quan sát được ngay sau khi sinh. Triệu chứng điển hình đầu tiên là lỗ tiểu của trẻ không nằm ở đỉnh dương vật mà nằm dọc theo mặt dưới của thân dương vật.

Dựa vào vị trí của lỗ tiểu, có thể chia dị tật này thành ba thể (thuận tiện cho việc chỉ định và lựa chọn phẫu thuật). Trong đó, thể nhẹ là vị trí lỗ tiểu nằm ở rãnh quy đầu; Thể trung bình: Vị trí lỗ tiểu nằm từ thân đến gốc dương vật; Thể nặng: Vị trí lỗ tiểu nằm từ bìu đến tầng sinh môn

"Dị tật lỗ tiểu thấp tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây bất tiện đến các vấn đề liên quan sinh hoạt của trẻ. Mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ nhiều hay ít phụ thuộc vào thể dị tật mà trẻ mắc phải", ThS.BS Lê Anh Dũng nói.

Cũng theo Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, vì những bất thường trong cấu tạo lỗ tiểu, tia nước tiểu không thẳng về phía trước mà bị lệch xuống dưới hoặc ra sau. Nếu lỗ tiểu quá gần gốc dương vật, trẻ không đứng tiểu tiện được mà phải ngồi tiểu như con gái. Ngoài ra, có một số trường hợp hẹp lỗ tiểu, tia nước tiểu nhỏ, thời gian tiểu tiện của trẻ sẽ kéo dài.

"Nếu không can thiệp sớm, dị tật này có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Trẻ có thể bị mặc cảm, tự ti vì điểm khác biệt của mình, trẻ dễ bị bạn bè trêu trọc, ngại giao tiếp, ngại đi tiểu… Ngoài ra, dị tật này có thể có các bệnh kèm ở vùng sinh dục như thoát vị bẹn, ẩn tinh hoàn, bìu chẻ đôi, dương vật thấp so với bìu…", chuyên gia tiết niệu trẻ em cảnh báo.

Dị tật lỗ tiểu thấp được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, có thể thực hiện khi trẻ 1 tuổi, nhưng phải phụ thuộc vào kích thước của dương vật. Nếu kích thước dương vật quá nhỏ sẽ không đủ vạt da để làm ống, quá trình phẫu thuật sẽ khó khăn hơn.

Phương pháp phẫu thuật là làm thẳng cho dương vật và đưa lỗ tiểu lên đỉnh qui đầu. Phẫu thuật được thực hiện là tạo hình niệu đạo “một thì” hay tạo hình niệu đạo “hai thì”.

Với kỹ thuật tạo hình “một thì”, các bác sĩ sẽ làm thẳng dương vật và tạo hình niệu đạo trong cùng một lần phẫu thuật. Kỹ thuật này được chỉ định cho dị tật thể nhẹ và trung bình.

Tạo hình “hai thì” được chỉ định đối với dị tật lỗ tiểu thấp thuộc thể nặng. Ở thì một, bệnh nhân được phẫu thuật làm thẳng dương vật và chuẩn bị bị chất liệu để tạo hình niệu đạo cho thì hai. Thì hai, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình niệu đạo cho bệnh nhân.

"Phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp có nhiều công đoạn phức tạp vì phải tạo hình dựng thẳng dương vật, sau đó tạo hình niệu đạo lỗ tiểu trên đỉnh quy đầu và cuối cùng là chuyển vạt da che phủ để dương vật có hình thể bình thường. Vì vậy, cha mẹ nên lựa chọn các cơ sở chuyên khoa về Ngoại Tiết niệu uy tín để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ", Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.