Văn hóa & Pháp luật

Đừng “chà đạp” nghệ thuật công cộng

Con đường gốm sứ bị xuống cấp nghiêm trọng.
Con đường gốm sứ bị xuống cấp nghiêm trọng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nghệ thuật công cộng phản ánh mức độ văn minh của một thành phố, thậm chí có thể trở thành biểu tượng, nơi cung cấp những trải nghiệm ý nghĩa về văn hóa và thẩm mỹ cho cộng đồng xã hội. Nhưng, ngay ở Thủ đô Hà Nội, một số không gian nghệ thuật bị chính các nhà quản lý, cộng đồng “bỏ rơi”.

Những tác phẩm nghệ thuật biến dạng

12 năm qua, Thủ đô Hà Nội xuất hiện một số tác phẩm nghệ thuật không chỉ làm đẹp thêm không gian công cộng mà còn góp phần mang lại sức sống mới, được thành phố và người dân ghi nhận.

Có thể nói, “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”, “Bích họa phố Phùng Hưng” hay “Con đường bích họa phố Trịnh Công Sơn” đã góp phần tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản đô thị của khu phố cổ, Kinh kỳ xưa, đồng thời tạo không gian công cộng mới cho nhân dân, khách du lịch Hà Nội.

Sau gần 12 năm, công trình con đường gốm sứ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đang bị xuống cấp và hư hại nặng nề. Công trình nổi tiếng này cũng đã trải qua 2 lần đại tu vào năm 2015 và 2017, song đến nay vẫn đang bong tróc. Những bức tranh gốm sứ vốn đẹp đẽ giờ trông rất “nham nhở”.

“Con đường gốm sứ” xuất hiện nhiều mảng gốm bị nứt nẻ, đen xì là do việc đốt rác thải sát đoạn đường gốm vào ban đêm. Nhiệt độ từ những chiếc lốp cao su và rác bị đốt tạo khói đen, lớp gốm bị bong tróc, nứt toác, lộ rõ những mảng tường xám xịt bên trong. Các tác phẩm mỹ thuật trên “Con đường gốm sứ” bị biến dạng thê thảm. Chưa kể, nhiều đoạn trên con đường này không biết từ bao giờ còn là nơi người dân tập kết hàng hóa, vứt rác gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

Nghệ sĩ điêu khắc Mai Thu Vân thậm chí đã bật khóc khi nhắc tới “số phận” của tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của chị mang tên Tháp, mô phỏng một tòa tháp nhiều màu, được lựa chọn trưng bày ở khu vực hồ Gươm. Chỉ sau khi được giới thiệu đến công chúng ít ngày, tác phẩm tâm huyết của chị đã bị một số người vô ý thức biến thành... nhà vệ sinh. Hành động này không chỉ làm tổn thương người nghệ sĩ mà còn khiến cộng đồng phẫn nộ. Sự việc đặt ra câu hỏi: Cần có quy chế như thế nào để bảo vệ những tác phẩm nghệ thuật nơi công cộng?

Ý thức, trách nhiệm của cộng đồng

Các chuyên gia văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật cho rằng, các dự án nghệ thuật công cộng là tài sản văn hóa của Thủ đô nên Hà Nội phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản. Chính quyền địa phương cần phải quản lý chặt chẽ hơn, đồng thời phải có ngay giải pháp để ngăn chặn tình trạng công trình tiếp tục bị xuống cấp.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn (Hội Mỹ thuật Việt Nam) từng đề xuất: “Hà Nội cần sớm có quy chế về thực hành nghệ thuật công cộng để kiểm soát công trình ngay từ đầu; trong đó quy định rõ về kích thước, màu sắc công trình, không gian, phương hướng gắn, đặt cho phù hợp, bảo đảm yếu tố thẩm mỹ cũng như không ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại của người dân. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế quản lý, bảo vệ đi kèm để tránh tình trạng công trình bị xuống cấp, bị xâm hại, biến dạng…”.

Còn họa sĩ Lê Thiết Cương nhận định: “Nghệ thuật công cộng phản ánh mức độ văn minh của một thành phố, thậm chí có thể trở thành biểu tượng, nơi cung cấp những trải nghiệm ý nghĩa về văn hóa và thẩm mỹ cho cộng đồng xã hội. Để đạt được điều này, cần phải có sự vào cuộc sát sao hơn của các nhà chuyên môn, các cơ quan chức năng trong thẩm định nội dung, cách thức thực hiện.

Thành phố có thể thành lập một hội đồng nghệ thuật độc lập, gồm nhiều loại hình: Hội họa, điêu khắc, sắp đặt, trình diễn… Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm đánh giá toàn bộ công trình, dự án từ khi còn là ý tưởng đến khi hoàn tất, nhằm bảo đảm các yêu cầu về thẩm mỹ, hài hòa với không gian, kiến trúc xung quanh cũng như có độ bền thiết yếu với thời gian. Ngoài ra, cũng cần tham khảo ý kiến từ phía cộng đồng nêu quan điểm”.

Để phát huy hiệu quả các công trình văn hóa, nghệ thuật công cộng, bên cạnh trách nhiệm của các đơn vị liên quan cũng rất cần ý thức, trách nhiệm của cộng đồng. Hà Nội cần phát huy hiệu quả Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội, quy định cụ thể về việc tôn trọng không gian chung của cộng đồng; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường...

Đọc thêm

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khám phá nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu

Vòm trần đậm chất kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương sẽ được sống lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại. (Ảnh: Mai Thương)
(PLVN) - Việc trải nghiệm “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” không những giúp tạo hành trang kiến thức mà còn khơi gợi niềm tự hào, cảm giác gắn bó và giúp định hướng sự nghiệp tương lai, để những bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành những chủ nhân của công nghiệp văn hóa - sáng tạo trong tương lai. “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” còn là dịp để các bậc phụ huynh cùng các con khám phá nhiều di sản kiến trúc, nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Vượt qua 'vết thương' để sống và yêu

Cuốn sách “Phá vỡ khuôn mẫu”.
(PLVN) - Vienna Pharaon là một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép và là một trong những chuyên gia được săn đón nhiều nhất ở New York trong lĩnh vực này. Vienna đã sáng lập nhóm thực hành Mindful Marriage and Family Therapy, với tài khoản @mindfulMFT trên Instagram, giúp hơn 600 nghìn người trên khắp thế giới chữa lành vết thương.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Trình diễn văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Chương trình trình diễn giới thiệu văn hoá dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) -  Nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh, từ tối 2/11 đến hết tháng 12/2024 tại Quảng Trường 25/12 huyện Bình Liêu sẽ tổ chức Trình diễn và giới thiệu văn hoá dân gian vào các ngày cuối tuần.

Cosmo girl – họ là ai?

Cosmo girl – họ là ai?
(PLVN) - Trong thời đại mà các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, hình ảnh người phụ nữ hiện đại đã trải qua nhiều sự thay đổi. Một trong những biểu tượng rõ ràng và nổi bật nhất là hình ảnh của "Cosmo girl" – một khái niệm bắt nguồn từ tạp chí Cosmopolitan, một trong những tạp chí hàng đầu dành cho phụ nữ trên thế giới. Vậy "Cosmo girl" là ai, và tại sao hình ảnh này lại có sức hút mạnh mẽ như vậy đối với hàng triệu phụ nữ?