Dự luật Giám định tư pháp tháo gỡ “điểm nghẽn”

 Một phần việc bổ trợ nhưng có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình tố tụng trong nhiều vụ án là giám định tư pháp. Tuy nhiên, đến nay, công tác giám định tư pháp vẫn là “điểm nghẽn” lớn nhất của hoạt động bổ trợ tư pháp do thiếu một cơ chế pháp lý xứng tầm. Xây dựng Luật Giám định tư pháp (GĐTP) đã trở thành việc “không thể chậm trễ”.

Một phần việc bổ trợ nhưng có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình tố tụng trong nhiều vụ án là giám định tư pháp. Tuy nhiên, đến nay, công tác giám định tư pháp vẫn là “điểm nghẽn” lớn nhất của hoạt động bổ trợ tư pháp do thiếu một cơ chế pháp lý xứng tầm. Xây dựng Luật Giám định tư pháp (GĐTP) đã trở thành việc “không thể chậm trễ”.

Mở rộng quyền trưng cầu giám định?

Với tinh thần khâu đột phá của chiến lược cải cách tư pháp là lấy tranh tụng và mở rộng dân chủ trong hoạt động tố tụng, nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo Luật GĐTP cần phải trao cho người tham gia tố tụng, nhất là các đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ trong tố tụng dân sự quyền tự mình trực tiếp yêu cầu tổ chức, cá nhân chuyên môn thực hiện giám định, mà tòa án không trưng cầu giám định hộ các bên đương sự. Chỉ khi thấy thật cần thiết thì thẩm phán mới trưng cầu giám định phục vụ cho hoạt động xét xử.

Tuy nhiên, theo quan điểm ông Trần Công Phàn (Phó Viện trưởng VKSNDTC), không nên mở rộng cho đương sự trong vụ án dân sự trưng cầu GĐTP, mà chỉ được đưa yêu cầu cho cơ quan tiến hành tố tụng để cơ quan tiến hành tố tụng quyết định trưng cầu hay không. Vì thực tế, dù việc dân sự “cốt ở đôi bên”, nhưng khi đã đưa ra đến tòa án giải quyết thì nghĩa là “hai bên không thể tự giải quyết được vụ việc”.

Còn người tham gia tố tụng vẫn có quyền trực tiếp yêu cầu các cá nhân, tổ chức chuyên môn thực hiện giám định để thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh, để tranh tụng.

Cũng từ đó, các chuyên gia cho rằng, chỉ những trưng cầu giám định phục vụ cho hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) thì được coi là GĐTP. Các giám định khác, như tổ chức pháp y quân đội còn thực hiện giám định để tìm liệt sỹ…, thì không coi là GĐTP theo dự thảo Luật này.

Xác định được vấn đề này sẽ góp phần giải quyết thấu đáo những vấn đề liên quan trong hoạt động GĐTP như vị trí, chế độ, chính sách cho giám định viên, vai trò của các kết luận giám định…

Củng cố lực lượng giám định viên

Một chuyên gia trong lĩnh vực giám định, ông Vũ Dương (Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia) đề nghị phải bổ nhiệm giám định viên (GĐV) vụ việc đối với những nơi chưa có tổ chức giám định và không nên thành lập tổ chức chuyên môn ở những nơi đã có tổ chức giám định, tránh chồng chéo trong hoạt động.

Song song với đội ngũ GĐV chuyên nghiệp tại các tổ chức giám định, thì cần phải có qui định về GĐV kiêm nhiệm, là những chuyên gia trong các lĩnh vực. Không chỉ vị trí GĐV chuyên nghiệp “bị chê” mà các chuyên gia được mời làm GĐV theo từng vụ việc cũng không “mặn mà”. Tất cả vì chính sách, chế độ cho đội ngũ GĐV còn chưa đáp ứng được công sức mà họ đã bỏ ra khi thực hiện giám định. “Nếu không bổ nhiệm sẽ không thể giải quyết chế độ cho họ vì cơ quan chủ quản không có trách nhiệm đó”. Hiện, chế độ cho GĐV quá “eo hẹp” nên không thể thu hút đội ngũ GĐV.

Bên cạnh đó, vấn đề cũng đang làm khó cho hoạt động giám định là việc trưng cầu GĐV độc lập thì không tổ chức nào đứng chịu trách nhiệm (thể hiện qua con dấu). Mà như vậy, sẽ không thể “lưu trữ kết luận giám định trong 30 năm như qui định” – ông Dương lưu ý.

Do vậy, qui định bắt buộc các tổ chức quản lý GĐV phải đóng dấu vào biên bản giám định là cần thiết để tạo căn cứ pháp lý và phục vụ cho việc lưu trữ, không để xảy ra tình trạng khi cần biên bản giám định thì không biết bên nào giữ.

Dự thảo Luật GĐTP còn rất nhiều vấn đề cần được bàn thảo để làm rõ, như xã hội hóa hoạt động GĐTP, tổ chức thực hiện GĐTP, chủ thể thực hiện GĐTP, quản lý nhà nước về GĐTP…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường:

“GĐTP là “điểm nghẽn” vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động tố tụng và tác động đến đời sống xã hội với những hậu quả khôn lường. Do vậy, cần có những “đột phá” để xây dựng được thể chế cho công tác GĐTP. 

Theo đó, Dự luật cần xác định rõ GĐTP căn cứ vào mục đích của trưng cầu giám định. Nên mở rộng đối tượng được trưng cầu giám định trong các vụ việc dân sự. Đặc biệt, cần bảo đảm tính độc lập của hoạt động giám định vì điều Nhà nước và người dân cần là những kết luận giám định khoa học, khách quan, độc lập. Đồng thời, phải xác định được vị thế của các GĐV. 

Đối với việc xã hội hóa hoạt động GĐTP thì cần có cơ chế để sử dụng các cơ quan chuyên môn trong các khu vực trong và ngoài Nhà nước như các cơ quan kiểm toán, giám sát thiết kế xây dựng,… vào hoạt động GĐTP. Bên cạnh đó, vẫn tạo hành lang pháp lý cho những người có nhu cầu, khả năng thực hiện hoạt động giám định theo yêu cầu của xã hội.  Đã đến lúc phải tính đến việc khôi phục lại đội ngũ GĐV kiêm nhiệm và có qui định để việc cấp Thẻ GĐV “thực chất hơn”.

Huy Anh

Đọc thêm

Top 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng năm 2024

Top 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng năm 2024
(PLVN) - Cục Trợ giúp pháp lý vừa công bố danh sách 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng (đã kết thúc) năm 2024 (thực hiện theo Công văn số 236/BTP-TGPL ngày 12/01/2024 của Bộ Tư pháp về việc ban hành chỉ tiêu thực hiện vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý năm 2024).

Đảng ủy Tổng cục Thi hành án dân sự triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2025

Cảnh Hội nghị Triển khai công tác đảng năm 2025 của Đảng ủy Tổng cục THADS.
(PLVN) - Ngày 17/1, Đảng ủy Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Triển khai công tác đảng năm 2025. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư pháp, Bí thư Đảng ủy Tổng cục, Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái và Phó bí thư Đảng ủy Tổng cục, Phó tổng cục trưởng Trần Thị Phương Hoa đồng chủ trì Hội nghị.

Đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước sau sắp xếp

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 17/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nước. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng Nghị quyết chủ trì Hội thảo. Cùng chủ trì có Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy, Tổ phó Tổ biên tập.

Đầu tư cho pháp luật phải là nguồn lực đầu tư công trung hạn, hàng năm

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ tham gia một hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Để thực sự tạo đột phá trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, PGS. TS Đinh Dũng Sỹ, Chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ kiến nghị, cần đầu tư nguồn lực tài chính thỏa đáng cho xây dựng pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật, coi đây là một nguồn lực đầu tư công trung hạn và hằng năm của Nhà nước.

“Khoanh vùng” rõ chức năng, nhiệm vụ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đối với 3 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,Đài Tiếng nói Việt Nam. Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính Nguyễn Thị Hạnh chủ trì cuộc họp.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp trao quà Tết tại tỉnh Lào Cai nhân dịp tết nguyên đán 2025

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp thăm, tặng quà tết nhân dân và các cháu học sinh nghèo xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025 của Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, vừa qua, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, Tỉnh đoàn Lào Cai và các đơn vị có liên quan tổ chức chương trình thăm, tặng quà tết nhân dân và các cháu học sinh nghèo xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Phó Giám đốc Sở Phạm Hồng Phúc bền bỉ nỗ lực đóng góp cho sự nghiệp Tư pháp Bà Rịa –Vũng Tàu

Ông Phạm Hồng Phúc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(PLVN) - Tại Thành phố biển Vũng Tàu, nơi có những con sóng vỗ về và những bãi cát trắng trải dài, có một người đàn ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Tư pháp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là ông Phạm Hồng Phúc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”
(PLVN) - Trong không khí xuân cận kề, chương trình thiện nguyện "Tết ấm – Xuân thương" do Ban Doanh nhân & Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) tổ chức đã mang đến niềm vui và hy vọng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K – cơ sở Tân Triều. Sự kiện không chỉ thể hiện tinh thần nhân văn mà còn lan tỏa thông điệp sẻ chia, giúp các bệnh nhân vững tin vượt qua khó khăn để sớm hồi phục, đón Tết đoàn viên bên gia đình.

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

infographicChân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Chân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
(PLVN) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội Luật gia Việt Nam Khóa XIII nhiệm kỳ 2019-2024 giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.