Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phục hồi mạnh mẽ, tổng thu hơn 160 ngàn tỷ đồng

Toàn cảnh buổi họp báo
Toàn cảnh buổi họp báo
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 28/12, tại Trung tâm Báo chí Thành phố, Ban tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố tuần qua.

Phát biểu tại buổi họp báo, đại diện Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, du lịch thành phố đã có nhiều bứt phá với nhiều chính sách nổi bật nhằm tháo gỡ rào cản, thúc đẩy phục hồi phát triển du lịch và gặt hái được nhiều kết quả tích cực.

Đại diện Sở du lịch báo cáo tình hình năm 2023

Đại diện Sở du lịch báo cáo tình hình năm 2023

Du lịch tăng trưởng nhanh mạnh, bứt phá ngoạn mục

Theo thông tin tại buổi họp báo, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là đơn vị dẫn đầu cả nước về tỷ lệ khách, doanh thu và đóng góp cho ngành du lịch Việt Nam. Năm 2023 ngành du lịch đã đón được gần 5 triệu lượt khách quốc tế và gần 35 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu du lịch trên 160 ngàn tỷ đồng.

Định vị thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được khẳng định trên phạm vi quốc tế; được vinh danh là “Điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu châu Á” và “Điểm đến Lễ hội & Sự kiện hàng đầu châu Á”; nằm trong top 100 điểm đến du lịch được yêu thích nhất năm 2023.

Đại diện Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng điểm qua 09 kết quả nổi bật, đạt hiệu quả cao của ngành du lịch Thành phố: Ngành du lịch Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện với chương trình phát triển kinh tế xanh, du lịch xanh, phù hợp với xu hướng du lịch thế giới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh sống động và hào hứng – đậm phong cách Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, thành phố còn công bố gần 50 sản phẩm du lịch với 20 sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, mới lạ và đặc sắc, dành cho nhiều phân khúc khách du lịch trung và cao cấp. Trong đó có một số Chương trình tạo được ấn tượng và thu hút sự quan tâm nhất trong năm, đặc biệt là Chương trình tham quan Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Đây là sự kiện đang được đề cử là sự kiện nổi bật trong năm của Thành phố).

Sự linh hoạt của ngành du lịch tại Việt Nam đã thích nghi và chủ động tìm kiếm các cơ hội mới trong bối cảnh kinh tế biến đổi. Các tour du lịch trong nước, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, du lịch y tế, du lịch MICE, kinh tế đêm, ẩm thực công nhận sao michelin… đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách du lịch.

Ngành du lịch cũng đã tổ chức, nâng tầm chất lượng và quy mô các sự kiện thường niên, điểm nhấn năm 2023 là Lễ hội Sông Nước Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất năm 2023, là chuỗi hoạt động văn hóa – giải trí – nghệ thuật đặc sắc diễn ra bên dòng sông Sài Gòn; là sự kiện khơi dậy tình yêu quê hương và niềm tự hào của chính người dân thành phố về lịch sử ngàn đời của cha ông trên vùng đất này.

Du lịch thành phố đang chủ động chuyển đổi số và tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với mục tiêu tiến tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh gắn kết các chủ thể từ khách du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý Nhà nước.

Sở cũng đã công bố kết quả Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” sau gần 10 tháng triển khai, đã lan tỏa những điều tâm đắc nhất, những điều thú vị nhất của Thành phố Hồ Chí Minh đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách, gia tăng lợi thế cạnh tranh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh so với các địa phương, quốc gia.

Năm qua, không chỉ khắc phục được những khó khăn về nguồn nhân lực ngành du lịch, Thành phố còn tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương đã triển khai tổ chức sàn giao dịch việc làm Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 với 2.000 cơ hội việc thu hút sự quan tâm của 754 sinh viên và 216 lao động tự do.

Bên cạnh đó, Sở cũng tăng cường công tác quảng bá và tiếp thị du lịch nước ngoài, đẩy mạnh công tác ngoại giao để tranh thủ phát triển du lịch. Năm qua, Sở đã chủ động triển khai 13 chương trình xúc tiến du lịch ở nước ngoài tại các quốc gia.

Để đạt được những kết quả tích cực trên, công tác truyền thông được Sở chú trọng và đạt được hiệu quả cao. Theo thống kê năm 2023, Sở Du lịch đã có trên 3.900 tin, bài viết (tăng 1.800 tin, bài so với năm 2022) thông tin về những hoạt động, chương trình sự kiện thường niên của ngành du lịch Thành phố.

Phát triển du lịch gắn với giá trị văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng, địa điểm tiêu biểu như Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Bưu điện Thành phố, Căn cứ Rừng Sác, Bảo tàng Áo Dài, Nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng chứng tích chiến tranh… đã được khai thác thành các điểm đến trong các chương trình tham quan tại Thành phố.

Ngành du lịch luôn xác định sản phẩm du lịch văn hoá luôn là sản phẩm hấp dẫn đối với du khách. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới, du lịch văn hóa đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng 15% mỗi năm. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, có 56% khách quốc tế đến Thành phố chủ yếu vì muốn tìm hiểu văn hóa (tỷ lệ này ở khách nội địa là 28%).

Xuất phát từ xu hướng trên, ngành du lịch đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao tổ chức các chương trình, sản phẩm du lịch văn hóa. Chương trình tour “Sống động Sài Gòn” và “Ký ức Biệt động Sài Gòn” cũng là những sản phẩm du lịch gắn liền với văn hóa, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Thống kê đến nay đã thu hút hơn 8.000 lượt khách tham quan trong năm qua, nhận được những phản hồi tích cực từ khách du lịch, du khách tham quan thuộc nhiều độ tuổi khác nhau.

Trong Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu xác định sản phẩm du lịch văn hoá - lịch sử là một trong các sản phẩm chính của du lịch Thành phố và Sở Du lịch sẽ tham mưu kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử giai đoạn 2023 – 2025 và 2026 – 2030 sau khi chiến lược được công bố.

Trong giai đoạn này, Sở Du lịch sẽ chủ trì phối hợp với chuyên gia du lịch, doanh nghiệp du lịch và quận huyện, Thành phố Thủ Đức xây dựng các chương trình du lịch kết nối các điểm tham quan đặc sắc từ các quận huyện

Cộng đồng doanh nghiệp đã chủ động khảo sát và phối hợp với các địa phương xây dựng sản phẩm mới, tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch nội địa và tham gia các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch Thành phố tại các thị trường trong nước và nước ngoài.

Từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục có các hoạt động sự kiện Lễ hội đầu năm để phục vụ người dân và du khách, nổi bật như: Chương trình tham quan Trụ sở Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân Thành phố trong tháng 12 năm 2023; Lễ đón đoàn khách đến Thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2024 tại Ga đến quốc tế, sân bay Tân Sơn Nhất; Chương trình Xuân Quê hương năm 2024 dành cho kiều bào, Lễ hội Tết Việt 2024, Chợ Hoa Xuân “trên bến dưới thuyền” Tết Giáp Thìn năm 2024; Đường hoa Nguyễn Huệ; v.v…

Song song với đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn Thành phố đang khẩn trương hoàn tất các chương trình du lịch nội đô thành phố vào dịp Tết đáp ứng nhu cầu của du khách, trong đó chú trọng triển khai các chương trình trải nghiệm một ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh dành cho du khách với nhiều sự lựa chọn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.