Du lịch đô thị: Cần giải pháp phát triển bền vững

Hà Nội là một trong hai đô thị “hút” khách du lịch nhất cả nước. (Nguồn: tuyengiao.vn)
Hà Nội là một trong hai đô thị “hút” khách du lịch nhất cả nước. (Nguồn: tuyengiao.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Du lịch vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhiều đô thị tại Việt Nam nhưng cũng là nguyên nhân đẩy nhanh các vấn đề bất cập như quá tải du khách, ô nhiễm môi trường, áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng…

Đô thị vẫn là điểm đến phổ biến nhất

Các đô thị vẫn là điểm đến chính trong xu hướng du lịch toàn cầu bởi nhiều lợi thế như sự thuận tiện về giao thông, quy tụ đa dạng bản sắc văn hoá, các loại dịch vụ phong phú và dễ tiếp cận, bảo đảm an toàn an ninh trật tự…

Theo số liệu của Liên Hợp quốc, có khoảng 56% dân số thế giới, tương đương với trên 4 tỷ người sống ở các thành phố, xu hướng này sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2050. Theo đó, du lịch được xem là một trong những động lực then chốt thúc đẩy sự phát triển của nhiều đô thị, đồng thời góp phần thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự đô thị mới và 17 Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là Mục tiêu số 11 về “Làm cho các thành phố và khu định cư của con người trở nên hòa nhập, an toàn, kiên cường và bền vững”.

Hiệp hội du lịch và lữ hành thế giới cũng khẳng định, có gần 50% số chuyến du lịch quốc tế toàn cầu hiện nay có điểm đến là các đô thị, ví như London (Anh), Paris (Pháp), Milan (Ý), New York (Mỹ), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản),… đều là những trung tâm “hút” khách du lịch của thế giới.

Tại Việt Nam, nổi bật nhất là Hà Nội và TP HCM đều là những thành phố có bề dày lịch sử, sở hữu bản sắc văn hoá đặc trưng và giao thoa, tốc độ phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng vượt bậc. Hai điểm đến này thường xuyên cùng nhau đứng đầu cả nước về phát triển du lịch, dần dần trở thành những “cực nam châm” thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một số cái tên nổi trội nhất trong bức tranh du lịch đô thị nước ta.

Thống kê đến tháng 9/2022, Việt Nam có 888 đô thị với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó nhiều đô thị sở hữu nhiều khả năng và tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai phá hết. Nhiều đô thị phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã cho thấy những kết quả đóng góp tích cực vào mọi mặt phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đó là tạo ra nhiều việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân bản địa, cải thiện cảnh quan, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng, thúc đẩy sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Có thể kể tới Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)…

Mới đây, tại Hội thảo “Phát triển du lịch bền vững tại các đô thị Việt Nam - Những vấn đề đặt ra” do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy đã khẳng định: “Giai đoạn vừa qua, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng khá nhanh tạo điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển du lịch. Hoạt động du lịch tại các đô thị Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả tích cực, chiếm tỉ trọng chủ yếu về khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch của cả nước”.

Thúc đẩy chính sách bền vững

Phát triển du lịch bền vững tại các đô thị hiện đang là mối quan tâm hàng đầu và cũng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn ngành Du lịch, bởi nguồn thu to lớn mà du lịch đô thị mang lại, cũng như nhằm đáp ứng xu hướng du lịch bền vững tất yếu tại nước ta và trên thế giới.

Theo Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy, phát triển du lịch đô thị thời gian qua đã bộc lộ một số vấn đề đáng lưu ý, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững như: gia tăng sức ép đến môi trường, giao thông tại các khu, điểm du lịch, nhất là vào mùa cao điểm; quy hoạch cảnh quan đô thị có thể bị phá vỡ bởi các dự án xây dựng hạ tầng du lịch; và một số vấn đề xã hội khác.

Đồng tình, TS Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cũng nhận định: Thực tế phát triển du lịch tại các đô thị ở Việt Nam như Sa Pa, Hạ Long, Hội An... cho thấy sự gia tăng lượng khách đến các đô thị, nhất là vào mùa cao điểm, góp phần gây nên những áp lực không nhỏ đến hạ tầng đô thị.

Bên cạnh các vấn đề giao thông, môi trường, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu khách du lịch tại các đô thị đã dẫn đến xâm lấn không gian sống với người dân địa phương, quỹ đất thu hẹp, giá bất động sản tăng cao…

Trong thập kỷ hiện tại, ngành Du lịch Việt Nam định hướng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng vẫn phải bảo đảm phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Trong đó, các sản phẩm du lịch đô thị vẫn là một trong những hướng ưu tiên chính.

Để hiện thực hoá các quan điểm, mục tiêu trên, các chuyên gia cho rằng cần phải tìm kiếm những giải pháp mới, sáng tạo hơn, linh hoạt và phù hợp hơn. Đặc biệt, cần quan tâm đến chính sách đối với phát triển đô thị mang tính đặc thù cho du lịch; phát triển năng lực quản lý của chính quyền đô thị theo hướng xanh và thông minh; tăng cường khả năng đáp ứng của hạ tầng đô thị, môi trường, nguồn nhân lực,…

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.