Du lịch đêm: Vì sao cung luôn thua cầu?

Chương trình “Du ca đất Việt” của Ducashow tại Nha Trang.
Chương trình “Du ca đất Việt” của Ducashow tại Nha Trang.
(PLVN) - Ý tưởng du lịch di tích về đêm không đơn thuần là kéo dài thời gian mở cửa vào buổi tối. Thách thức của mô hình du lịch này là tạo ra sản phẩm khác biệt so với du lịch buổi sáng để cuốn hút du khách về đêm nhưng lại cần được “mở đường” bằng chính sách quản lý và pháp luật.

Thừa chỗ ngủ, thiếu chỗ chơi

Tỉnh Khánh Hòa từng được National Geographic tuyên bố là một trong 50 điểm đến quan trọng nhất trên thế giới nhưng cũng là một ví dụ cho thấy sự thiếu hụt về sản phẩm du lịch đêm khiến cho tiềm năng du lịch của tỉnh này không được phát huy tối đa, du lịch tăng trưởng nóng trong năm 2019 nhưng thiếu tính bền vững.

Đại diện một hãng lữ hành quốc tế tại Nha Trang từng chia sẻ: “Khách đến Nha Trang đi tắm biển, ngắm biển buổi sáng, trưa và chiều dạo quanh các điểm đến, tối không biết làm gì ngoài ăn uống rồi về ngủ”. Có thể nói họ có tiền nhưng không được tiêu, đặc biệt về đêm. 

Thậm chí trong giai đoạn vừa qua, thực hiện chương trình “Người Việt du lịch Việt”, nhiều công ty, đơn vị đã tổ chức những chuyến đi du lịch tham quan, nghỉ dưỡng kết hợp “team-building” và “gala dinner” cho nhân viên. Nhiều du khách từ Hà Nội phản ảnh “không có gì làm vào ban đêm ngoại trừ đi ăn, đi nhậu”, “các mặt hàng chợ đêm thiếu đa dạng, có thể tìm thấy ở Hà Nội, cũng không có sự thay đổi qua các năm nên không tạo được sự hào hứng mua sắm”…

Quả thực, du lịch đêm ở tỉnh Khánh Hòa chưa phát triển đúng tầm. Điều này được thể hiện ngay trong cơ cấu doanh thu du lịch Khánh Hòa trong những năm qua khi doanh thu hoạt động kinh doanh lưu trú chiếm và dịch vụ ăn uống chiếm trên 51%.

Thu nhập từ hoạt động vui chơi giải trí chỉ dao động từ 3-4% trong 5 năm gần đây. Các sản phẩm du lịch chính là du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch khám phá, du lịch sức khỏe.

Thống kê của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa năm 2019 cho biết toàn tỉnh có khoảng hơn 41 nghìn phòng và là địa phương có số lượng buồng phòng, cơ sở lưu trú lớn nhất trong 4 điểm du lịch biển có sân bay quốc tế (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang) theo đánh giá của Tổng cục Du lịch. Trong khi đó toàn tỉnh chỉ có 30 điểm đến phục vụ du khách, trong số đó điểm đến ban đêm chỉ có 1 điểm. 

Mặt khác, trong năm 2019 tỉnh Khánh Hòa đã đón 7,2 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách quốc tế. Thực trạng sản phẩm dịch vụ du lịch tăng qua các năm nhưng chủ yếu lưu trú và ăn uống, tập trung 92% tại Nha Trang… Mức chi tiêu trung bình của khách rất thấp chỉ ở mức 117 USD/ngày/khách, bằng ½ so với Phuket (Thái Lan) là 202,385 USD/ngày/ khách.

Theo ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa, hiện trạng du lịch đêm Khánh Hòa vẫn đang rất nghèo nàn dù đã được manh nha. Từ 20 năm trước với ý tưởng xây dựng phố đi bộ đêm ở khu phố Tây sẽ tạo sức bật cho sản phẩm du lịch đêm Khánh Hòa.

Tuy nhiên, đến nay chỉ mới hình thành được khu chợ đêm ngay một bên quảng trường 2/4. Nhưng theo đánh giá của nhiều du khách trên trang tripadvisor thì “Chợ quá nhỏ, ở ngay trung tâm Nha Trang, tuy nhiên ít nét đặc sắc, trưng bày quần áo, giày dép… không phải sản phẩm đặc trưng của địa phương, không muốn ở lại lâu”. 

Theo đó, một số quán bar, cà phê phục vụ đêm mới phát triển 2 năm gần đây còn có chỗ để khách đến. Năm 2019, một sản phẩm du lịch văn hóa giải trí được đầu tư khá chuyên nghiệp phục vụ du khách ban đêm là ducashow nhưng cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu chơi đêm của du khách nói chung, bao gồm cả du khách nội địa và quốc tế.

Các nhà quản lý du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch đều nhận định như vậy là “vô cùng lãng phí” tiềm năng của tỉnh nhưng sản phẩm du lịch đặc thù phải được phát triển từ từ, có nghiên cứu kỹ lưỡng, chứ không phải “một sớm một chiều” là có được.

Cần chính sách “mở đường”

Vấn đề du lịch đêm đã được đặt ra nhiều năm nay tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, chưa có nghiên cứu chính thức nào xác định quy mô, cũng như tác động của “kinh tế ban đêm” đến hoạt động kinh tế nói chung.

Phần lớn sản phẩm du lịch của Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ tập trung từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều, trong ngành du lịch gọi là sản phẩm cứng. Tuy nhiên, sản phẩm từ 18 giờ tối đến 3 giờ sáng ngày hôm sau thì đến nay vẫn chưa được phát triển. 

Chợ đêm và phố đi bộ gần như là hai đặc sản chính của du lịch về đêm tại Việt Nam, xuất hiện tại hai thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh với nhiều địa phương khác như Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nha Trang… Tuy nhiên, chất lượng của phố đi bộ, chợ đêm có sự “vênh” nhau ở mỗi tỉnh, thành. Tại nhiều địa phương, do chưa có quy hoạch hợp lý hoặc do thiếu thốn những những chương trình giải trí, văn hóa phù hợp vào ban đêm nên hoạt động của các mô hình này chưa hiệu quả.

Có thể thấy, ngay tại Thủ đô Hà Nội, các các chương trình văn hóa nghệ thuật truyền thống thường không thu hút du khách bằng những hoạt động ẩm thực, mua sắm. Ví dụ, chương trình biểu diễn rối nước cũng chỉ hoạt động 2 ngày trong tuần.

Bên cạnh đó, kể từ khi xuất hiện Nghị định 100 về tăng mức xử phạt với nhiều vi phạm giao thông, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, nhiều đơn vị kinh doanh cho rằng Nghị định này có thể làm cho du lịch, ẩm thực bớt đi sự hấp dẫn trong con mắt khách du lịch. Đơn cử, lượng khách đến phố Tạ Hiện, khu phố đêm náo nhiệt nhất ở Hà Nội, đã giảm đáng kể.

Đối với các chủ cửa hàng và những người thích nhậu nhẹt, việc Nghị định 100 đi vào cuộc sống thực sự là một “đòn giáng mạnh” vào sở thích và doanh thu kinh tế đêm của họ. Tuy nhiên, đối với du khách nước ngoài, Nghị định 100 đã góp phần giảm thiểu tai nạn, nâng cao ý thức người dân, nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong mắt người nước ngoài.

Cần chính sách hỗ trợ và quy hoạch tổng thể để xây dựng sản phẩm du lịch đêm

Mới đây, Thủ tướng đề nghị cuộc họp thảo luận về một số vấn đề như việc mở đường bay quốc tế. Khi mở cửa cho du khách nước ngoài thì vấn đề an toàn là một trong những mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi tham gia tour du lịch về đêm. Nhiều khảo sát ý kiến của du khách nước ngoài đến Việt Nam trước đây cho thấy, họ thường xem thời gian ban đêm tại các thành phố lớn là khoảng thời gian thú vị nhất khi ít xe cộ ồn ào, thời tiết dễ chịu.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các khu phố “Tây” ở Hà Nội và Hồ Chí Minh đang trở thành các con phố “nhậu”. Có du khách thích sôi động, ăn uống nhưng cũng có người thích sự yên tĩnh, khám phá văn hóa, nghệ thuật, lịch sử…

Chưa kể, đặc sản phố đi bộ hiện nay gần như thành phố du lịch nào cũng có nhưng chưa thực sự đặc sắc. Việc tập trung vào một số sản phẩm tiêu biểu nhằm kích cầu giao thương, mua bán mới chỉ đáp ứng được một số nhu cầu của du khách.

Khánh Hòa là một ví dụ nhưng những khó khăn, thách thức mà tỉnh này đang đối mặt cũng là vấn đề chung về cách làm du lịch đêm của nhiều tỉnh, thành khác. Để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chiến lược phát triển du lịch bền vững Khánh Hòa đang định hướng cơ cấu lại sản phẩm du dịch, nâng cao chất lượng du lịch biển đảo gắn với dịch vụ bổ trợ, đồng thời khai thác tốt sản phẩm văn hóa du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tổ chức tốt các dịch vụ về đêm nhằm thu hút chi tiêu của khách du lịch. 

Tuy nhiên, các nhà đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đêm đều mong muốn có chính sách hỗ trợ và quy hoạch tổng thể. Phát triển kinh tế về đêm có thể kích cầu du lịch, mua sắm khi đã có những sản phẩm du lịch đúng tầm đặc sắc và khác biệt, khiến du khách đến và quay lại. 

Đọc thêm

Xuất khẩu rau quả năm nay có thể vượt ngưỡng 7 tỷ USD

Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước năm nay sẽ vượt 7 tỷ USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng vào quý cuối năm cộng với hiệu quả từ các Nghị định thư mới ký kết trong năm 2024 sẽ thúc đẩy xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước năm nay sẽ vượt 7 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm 2023.

Hàng nhập kém chất lượng và mối lo về an toàn thực phẩm

Sản phẩm hồng sấy từ Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, không cần hút chân không vẫn không hư hỏng, giá thành thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. (Nguồn: NM)
(PLVN) - Vào mùa, thị trường bánh mứt, hoa quả sấy trong nước đang trở nên sôi động. Đáng lo ngại, khá nhiều trong số này là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại “núp bóng” hàng Việt, bán tràn lan trên mạng với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Giá vàng hôm nay: SJC và nhẫn trơn kéo nhau "đu đỉnh"

Giá vàng nhẫn trơn đang "lên đồng" khi tiến sát mốc 86,50 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Giá vàng SJC và giá vàng nhẫn trơn trong nước tiếp tục lên đỉnh mới. Giao dịch lúc 10h40 hôm nay (21/10), giá vàng SJC lên 88 triệu đồng/lượng, còn giá vàng nhẫn trơn tại các cửa hàng cũng tiến sát mốc 86,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Ngành đường sắt bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngày 21/10, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông tin về việc chính thức triển khai tính năng bán vé qua bản đồ trực tuyến. Từ nay, hành khách có thể tra cứu thông tin giờ tàu chạy và mua vé ở bất kỳ vị trí nào trên thế giới mà không cần phải thông qua đại lý.

Giá vàng lên dốc đến bao giờ?

Giá vàng tăng cao kỷ lục (Ảnh: Báo Lao động)
(PLVN) - Tính đến 14h hôm nay (20/10), giá vàng nhẫn đã tăng sốc chỉ sau 1 tuần. Có thương hiệu điều chỉnh lên đến 2.400.000 đồng/lượng vàng nhẫn.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Thuốc lá Jet tại Việt Nam: 100% nhập lậu, có bao gồm hàng giả

Lực lượng chức năng Campuchia phát hiện và triệt phá cơ sở sản xuất, đóng gói thuốc lá giả.
(PLVN) -  Ngày 7/10 vừa qua, toà án tỉnh Thbong Khum, Campuchia ra lệnh tiêu huỷ 23 loại tang vật bị tịch thu từ một cơ sở sản xuất và đóng gói thuốc lá giả mà lực lượng chức năng tỉnh này đã phát hiện và triệt phá. Điều đáng nói là trong số tang vật thu được có nhiều thùng thuốc lá giả nhãn hiệu JET, một loại thuốc lá ngoại thường được nhập lậu, buôn bán và tiêu thụ trái phép tại Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.