Dự báo động lực tăng trưởng tín dụng năm 2024

Điều kiện cho vay vốn với khách hàng cá nhân được dự báo nới lỏng. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietcombank).
Điều kiện cho vay vốn với khách hàng cá nhân được dự báo nới lỏng. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietcombank).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu; sản xuất thức ăn và đồ uống là 3 lĩnh vực được nhiều tổ chức tín dụng lựa chọn là động lực tăng trưởng tín dụng, trong khi lĩnh vực bất động sản và đầu tư kinh doanh chứng khoán được dự báo tiềm ẩn rủi ro cao nhất trong năm 2024.

Nhu cầu tín dụng cải thiện chậm

Kết quả “Cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) tháng 12/2023” vừa được Vụ Dự báo, Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cho thấy, trong 6 tháng cuối năm 2023, các TCTD đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở tỷ lệ cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2023 và cùng kỳ năm 2022, với 92,7% TCTD cho biết đã đáp ứng từ 75 - 100% nhu cầu vay vốn (kỳ trước 89,5% và cùng kỳ năm trước 88,6%).

Theo nhận định của các TCTD, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2023 cải thiện chậm hơn so với 6 tháng đầu năm 2023 và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Đánh giá chung cho cả năm 2023, tỷ lệ TCTD nhận định nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng cải thiện thấp hơn nhiều so với kỳ vọng và diễn biến thực tế của các năm trước.

Dự báo cho năm 2024, các TCTD cho biết, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tiếp tục cải thiện chậm trong 6 tháng đầu năm 2024 so với 6 tháng cuối năm 2023 ở hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, mức độ cải thiện tốt lên trong 6 tháng cuối năm 2024.

Tại kỳ điều tra này, nhu cầu vay phát triển công nghiệp và xây dựng có tỷ lệ TCTD nhận định và dự báo tăng cao nhất trong năm 2023 và năm 2024, thay vì lĩnh vực vay phục vụ đời sống và tiêu dùng như trong năm 2022.

So với kỳ điều tra tháng 6/2023, tại kỳ điều tra này, các TCTD đã thu hẹp bớt kỳ vọng về mức độ tăng nhu cầu tín dụng của 11/13 lĩnh vực điều tra trong năm 2024, trong khi giữ nguyên hoặc mở rộng nhẹ kỳ vọng về mức độ tăng nhu cầu tín dụng của 2/13 lĩnh vực điều tra (đầu tư công nghiệp hỗ trợ và đầu tư ứng dụng công nghệ cao).

Để tạo điều kiện cho DN và người dân tiếp cận vốn tín dụng, trong 6 tháng cuối năm 2023, các TCTD tiếp tục nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng đối với 2 lĩnh vực ưu tiên là cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao và cho vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, chuyển sang nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng đối với lĩnh vực cho vay đầu tư ngành dịch vụ logistics và cho vay mua nhà để ở.

Các TCTD cũng giảm bớt tiêu chuẩn tín dụng đối với lĩnh vực: Đầu tư kinh doanh (ĐTKD) chứng khoán; ĐTKD bất động sản (BĐS); kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; xây dựng; và các lĩnh vực khác.

Chuyển sang 6 tháng đầu năm và cả năm 2024, 70,3 - 73,3% TCTD dự kiến tiếp tục giữ nguyên hoặc nới nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình (13,9 - 16,8% TCTD dự kiến nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng, 12,9% TCTD dự kiến thắt chặt nhẹ tiêu chuẩn tín dụng), trong đó, dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đối với tất cả các lĩnh vực ưu tiên và công nghiệp chế biến chế tạo, cho vay đầu tư ngành dịch vụ logistics và cho vay mua nhà để ở.

Các TCTD dự kiến nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng nhờ kỳ vọng các nhân tố “Triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan” cùng với “Chính sách định hướng/quản lý phát triển các ngành kinh tế của Chính phủ” và “Chính sách định hướng/quản lý tín dụng của Chính phủ/NHNN”. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các TCTD dự kiến giữ ổn định các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể đối với khách hàng DN và nới lỏng hơn đối với khách hàng cá nhân.

Rủi ro tín dụng được cải thiện

Mặc dù mức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay năm 2023 được nhận định tăng mạnh hơn so với năm 2022 và so với dự báo ban đầu, tuy nhiên, theo đánh giá của các TCTD, tốc độ tăng trong 6 tháng cuối năm 2023 đã chậm lại so với dự báo và so với 6 tháng đầu năm 2023.

Do đó, bên cạnh việc các TCTD đã nỗ lực thu hẹp hơn nữa “chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân”, các TCTD vẫn thắt chặt nhẹ các điều khoản, điều kiện tổng thể cho vay đối với khách hàng DN (chủ yếu là yêu cầu về tài sản bảo đảm, các điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng, yêu cầu điểm xếp hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng...) để quản trị rủi ro tốt hơn, bảo đảm an toàn và chất lượng tín dụng.

6 tháng đầu năm và cả năm 2024, những yếu tố được nhiều TCTD nhận định và dự báo ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng DN là: Tăng trưởng kinh tế; lãi suất; thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh; cơ hội đầu tư, xuất nhập khẩu; chất lượng dịch vụ cải thiện… Đặc biệt, yếu tố cải tiến sản phẩm cho vay của TCTD được dự báo tác động nhiều nhất đến sự gia tăng nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2024.

Trong khi đó, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng là những diễn biến bất lợi trên thị trường BĐS, chứng khoán, tăng trưởng kinh tế và sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, 3 lĩnh vực được nhiều TCTD lựa chọn là “động lực tăng trưởng tín dụng” nhất là: Bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu; sản xuất thức ăn và đồ uống.

Dự báo 6 tháng tới, các TCTD quan ngại mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục tăng, tuy nhiên tăng chậm lại so với năm 2023. Trong đó, rủi ro tín dụng của một số lĩnh vực như: Cho vay phát triển nông, lâm sản, thủy sản; cho vay đầu tư ngành dịch vụ logistics… được dự báo giảm. Hai lĩnh vực được dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất tiếp tục là cho vay ĐTKD BĐS và chứng khoán.

Tin cùng chuyên mục

Việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn sẽ được thực hiện trong thời gian tới. (Ảnh: TCTTTT)

Chưa thể bỏ room tín dụng

(PLVN) -  Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao cho các tổ chức tín dụng hàng năm để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính. Cách thức quản lý này sẽ tiếp tục được NHNN thực hiện trong bối cảnh hiện nay, dù đã có nhiều ý kiến cho rằng cần phải bỏ để các ngân hàng chủ động hơn.

Đọc thêm

Kinh doanh đặt cược: Cần có quy định mới trên tinh thần đổi mới

Một trường đua chó từng hoạt động ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: VNE)
(PLVN) - Sau hơn 7 năm triển khai Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đến nay mới chỉ có một nhà đầu tư kinh doanh đặt cược đua chó được cấp phép. Có quá nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý xung quanh vấn đề đang được xã hội quan tâm này.

Tương lai của hệ sinh thái Ngân hàng mở

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (Fintech) và sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking) đã trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất của ngành tài chính hiện nay.

Nỗ lực giảm chi phí logistics

Thuế vận chuyển và kho bãi là 2 phương thức được nhiều DN áp dụng để giảm chi phí logistics. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Chi phí logistics Việt Nam được nhận diện cao gần gấp đôi chi phí bình quân của thế giới, có giai đoạn chiếm đến 20% GDP (trung bình trên thế giới là 10,6%). Do đó, tối ưu hóa quy trình logistics là một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam tăng thêm sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững Kỳ 3: Đưa quan hệ đối tác phát triển thực chất, đi vào chiều sâu

Một hội thảo chuyên đề của ngành Hải quan lấy ý kiến doanh nghiệp. (Ảnh: TH)
(PLVN) -   Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải được tiến hành cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.