Dự án sân bay Long Thành: Kiến nghị Nhà nước chủ động xây dựng trụ sở cơ quan quản lý

Phối cảnh sân bay Long Thành.
Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Đối với dự án xây dựng các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước (dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành), Bộ Tài chính kiến nghị, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) nên để các cơ quan Nhà nước chủ động thực hiện thay vì đề xuất đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Suất đầu tư ở ngưỡng cao

Trong văn bản cho ý kiến về dự thảo báo cáo kết quả thẩm định Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Dự án Sân bay Long Thành)  giai đoạn 1 vừa gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài chính cho biết, tổng mức đầu tư dự án sau thẩm tra là 109. 111 tỷ đồng, tương đương với 4,664 tỷ USD. 

Theo số báo cáo,  suất vốn đầu tư sân bay đang được xây dựng là 188 triệu USD/triệu hành khách. Theo đánh giá, suất đầu tư như vậy là ở ngưỡng cao so với suất vốn đầu tư của các sân bay quy mô tương tự trên thế giới. Trong khi đơn vị tư vấn thẩm tra dự án cho biết nguồn nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phương án lựa chọn công nghệ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 cơ bản là các vật liệu sử dụng sẵn có tại thị trường trong nước, thân thiện với môi trường, có thể huy động được. 

Ngoài ra, khả năng đáp ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho vận hành công nghệ máy móc, phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, thiết bị thi công sân bay quốc tế Long Thành phù hợp với điều kiện trong nước.

“Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ KH&ĐT, yêu cầu đơn vị tư vấn thẩm tra cần làm rõ nguyên nhân, lý do khiến suất vốn đầu tư của sân bay quốc tế Long Thành cao hơn các dự án so sánh tương tự trên thế giới, đồng thời làm rõ những ưu việt, đặc thù của sân bay quốc tế Long Thành với các dự án so sánh nếu có” - Bộ Tài chính kiến nghị.

Theo hồ sơ dự án, Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 được chia thành 4 dự án thành phần: Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước; các công trình quản lý bay; các công trình thiết yếu của cảng hàng không; nhóm các công trình dịch vụ.  

Dự án thành phần không nên đầu tư theo hình thức PPP?

Trong văn bản gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính cũng nêu ý kiến lo ngại về năng lực của nhà đầu tư được 

giao làm Dự án sân bay Long Thành. Theo Bộ này, đơn cử giá trị đầu tư dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu của cảng hàng không) có giá trị đầu tư khoảng 93.088 tỉ đồng, dự kiến được đầu tư bằng nguồn vốn của ACV, trong đó phần vốn tự có của ACV khoảng 36.100 tỉ đồng và vốn vay không có bảo lãnh chính phủ khoảng 56.900 tỉ đồng cần cân đối nguồn vốn để thực hiện dự án, xác định cụ thể số vốn đầu tư mà ACV cân đối từng năm trong kế hoạch để bảo đảm tính khả thi và an toàn tài chính trong quá trình thực hiện dự án.  

Đáng chú ý, đối với việc thực hiện một số dự án thành phần, tại báo cáo góp ý gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính cho biết: Tại Khoản 2 Điều 50 Luật Xây dựng quy định: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong đó mỗi dự án  thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phần kỳ đầu tư để thực hiện thì dự án thành phần được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phần kỳ đầu tư phải được quy định trong nội dung quyết định đầu tư. 

Từ quy định này, Bộ Tài chính đề nghị Bộ KH&ĐT yêu cầu ACV nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng việc phân chia số lượng, nội dung quy mô và tính chất các hạng mục công trình gắn với phương án đầu tư của các dự án thành phần tại Dự án Sân bay Long Thành giai đoạn 1 đảm bảo tính khả thi trong phương án đầu tư và hiệu quả phù hợp với quy định pháp luật. 

Đáng chú ý, Dự án xây dựng các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước là 1 trong 4 dự án thành phần của Dự án xây dựng sân bay Long Thành, bao gồm các hạng mục cụ thể như: trụ sở cơ quan Hải quan, Công an địa phương, Công an cửa khẩu, Cảng vụ Hàng không, kiểm dịch y tế… tại mục V.2, Báo cáo Dự thảo xin ý kiến,  ACV kiến nghị Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn chủ đầu tư hoặc giao ACV thực hiện đầu tư theo hình thức PPP hợp đồng PTL hoặc BLT.  

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, đây là các dự án có tính chất trụ sở hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước được đầu tư trên cơ sở nhu cầu và khả năng nguồn lực, do vậy sẽ do cơ quan nhà nước chủ động tổ chức thực hiện.  

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.