Đột phá giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)
Giải ngân vốn đầu tư công sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)
(PLVN) - Là động lực quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, 9 tháng qua vốn đầu tư công (ĐTC) đã giải ngân được 51,38% kế hoạch. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, chưa năm nào ĐTC vượt qua 50% kế hoạch trong 9 tháng.

Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 cuối tuần qua, chia sẻ về những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội quý III cũng như 9 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương đánh giá, mức tăng trưởng quý III đạt 5,33% là “rất đáng mừng, vượt khỏi những mong đợi trước đây của chúng tôi”. Sự bứt phá của quý III đã đóng góp vào tăng trưởng 9 tháng là 4,24%. Trong đó có điểm nhấn là nhiều chỉ số vĩ mô quan trọng tháng sau tốt hơn tháng trước, đóng góp vào tổng thể quý sau tốt hơn quý trước…

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, bước đột phá như trên là rất tốt so với bối cảnh kinh tế thế giới đang rất khó khăn. “Nếu so sánh với các nước trong khu vực, các nước trên thế giới thì tăng trưởng của chúng ta là cao. Trong khu vực châu Á, so với Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, chúng ta đều cao hơn, thậm chí hơn cả những nước châu Âu như Anh, Pháp, kể cả Mỹ…” - Thứ trưởng Phương dẫn chứng.

Một trong những động lực tăng trưởng được Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhắc đến là giải ngân vốn ĐTC. 9 tháng giải ngân vốn ĐTC đã được 51,38%. “Đối với ĐTC 9 tháng, chưa năm nào vượt qua 50% cả. Năm nay đã vượt qua, đây là điều rất vui!”- Thứ trưởng hào hứng, đồng thời nhấn mạnh: “Số tiền tuyệt đối mà chúng ta giải ngân cao hơn năm ngoái hơn 110 nghìn tỷ đồng, đây là con số rất lớn…”.

Áp lực trả lại vốn…

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, 8 tháng năm 2023, tỷ lệ giải ngân ĐTC của cả nước đạt 42,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2022 là 39,15%. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, tính đến đầu tháng 9/2023, vẫn có tới 41/52 Bộ, cơ quan TW và 30/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC dưới 40% kế hoạch. Đây cũng là những đơn vị có nhu cầu trả lại kế hoạch vốn năm 2023.

Số liệu tổng hợp từ Bộ KH&ĐT cho thấy, đến cuối tháng 8, các Bộ, ngành, địa phương đang đề nghị điều chỉnh giảm gần 9.356 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2023. Riêng với vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, có một số trường hợp như: Bộ LĐ-TB&XH đề nghị rút khỏi chương trình, với số vốn là 946,6 tỷ đồng; Bộ GD&ĐT đề nghị rút 1 dự án ra khỏi chương trình; Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (thuộc Bộ VH,TT&DL) xin điều chỉnh giảm nguồn vốn thực hiện dự án chuyển đổi số với số tiền trên 83 tỷ đồng… Ngoài ra, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị điều chỉnh cho dự án “Đường nối từ thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đi ngã tư Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng” 260 tỷ đồng do không có khả năng giải ngân đến trong năm 2023…

Theo ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính), tình trạng xin điều chỉnh giảm vốn tiếp tục diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch ĐTC nói riêng mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lực quốc gia.

Về vấn đề này, tại Tọa đàm: “Thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tạo đà tăng trưởng” diễn ra mới đây, TS. Nguyễn Đức Kiên, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, điều chỉnh giảm vốn là giải pháp hoàn toàn đúng theo Luật ĐTC và Luật Ngân sách nhà nước (không vượt tổng mức đầu tư) để bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn, có thể đưa nhanh các công trình, dự án mà gần đến điểm nghiệm thu đưa vào sử dụng khai thác. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay, tỷ lệ giải ngân cả năm phải đạt được 95% kế hoạch. Theo ông Kiên đây vẫn là thách thức lớn.

“Thực tế, chậm giải ngân vốn ĐTC là “căn bệnh” cần phải có lộ trình khắc phục, tối thiểu là 5 năm, bởi vướng vào Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật ĐTC, Luật Quản lý vốn và tài sản nhà nước… Đây là những vấn đề chúng ta cần khắc phục. Chúng ta cần bình tĩnh trước những con số và tin tưởng các đơn vị được phân bổ vốn sẽ có trách nhiệm giải ngân, cũng như các nhà quản lý có sự nhìn nhận, đánh giá để có cơ chế, chính sách phù hợp…” - Chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Tin cùng chuyên mục

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Đọc thêm

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.