Đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới

Chính phủ Venezuela đã quyết định phát hành đồng Petro điện tử
Chính phủ Venezuela đã quyết định phát hành đồng Petro điện tử
(PLO) - Nhằm thu hút nguồn tiền trong bối cảnh nền kinh tế nước Nam Mỹ đang thiếu hụt trầm trọng ngoại tệ và chống lại “sự phong tỏa” từ phía Mỹ, chính phủ Venezuela đã quyết định phát hành đồng Petro điện tử. 

Đây là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới do một chính phủ phát hành được định giá trên cơ sở nguồn dự trữ dầu khí dồi dào, nguồn vàng và kim cương của Venezuela 

Sáng kiến của chính phủ

Chính phủ Venezuela đã chính thức bán đồng tiền điện tử mang tên Petro được hậu thuẫn bởi dầu mỏ từ ngày 20/2/2018 và đồng tiền điện tử thứ 2 mang tên “Petro vàng” do chính kim loại vàng hậu thuẫn cũng sẽ được tung ra trong thời gian tới. 

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, Tổng thống Maduro nhấn mạnh tiền điện tử “Petro vàng” thậm chí sẽ mạnh hơn đồng Petro và được đưa ra nhằm hỗ trợ cho đồng Petro. Việc phát hành hai loại đồng tiền này được cho là sẽ góp phần cải thiện nền kinh tế, củng cố hệ thống tín dụng và an sinh xã hội Venezuela trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay tại nước này.

Đồng tiền điện tử Petro sẽ được vận hành nhờ vào việc sử dụng công nghệ một chuỗi khối (blockchain), tương tự như những đồng tiền điện tử khác như bitcoin. Sự khác biệt giữa petro và các đồng tiền điện tử khác đó là việc chính phủ Venezuela sẽ kiểm soát hoạt động của đồng tiền này, với giá trị ban đầu tương đương với giá một thùng dầu.

Đồng Petro điện tử
Đồng Petro điện tử

Hiện Chính phủ Venezuela đang triển khai việc thành lập Blockchain với sự tham gia của các chuyên gia công nghệ, kinh tế, tài chính, tiền tệ và pháp lý để xây dựng cơ sở và nền tảng vững chắc cho đồng Petro.

Chính phủ Venezuela định giá Petro dựa trên việc “thế chấp” một trong những mỏ dầu với trữ lượng dầu ở mỏ Ayacucho, một phần của dải Orinoco ở miền nam Venezuela. Mỏ dầu này chứa 5. 342 tỷ thùng dầu, tương đương 267 tỷ USD.

Mọi thông tin chi tiết về việc mua đồng tiền điện tử Petro đã được đăng tải trên trang www.elpetro.gob.ve. Bất kỳ người dân hay doanh nghiệp, công dân trong nước hoặc người nước ngoài đều có thể mua đồng Petro điện tử. Đây là một ¨sáng kiến mới¨ của chính phủ Venezuela, và là một ¨cơ chế phát hành¨ mang tới những cơ hội giúp cho mọi công dân Venezuela có thể tiếp cận được với thị trường tiền tệ kỹ thuật số.

Giá của đồng Petro điện tử sẽ không liên quan tới sự đầu cơ thị trường và đánh giá của các cơ quan đánh giá rủi ro, mà sẽ liên quan tới giá vàng, khí đốt, dầu mỏ và kim cương quốc tế, đây cũng là điều mà các nhà đầu tư tiền tệ kỹ thuật số yêu cầu trong suốt thời gian qua. 

Chính phủ Venezuela dự báo nước này có thể thu về từ 20 triệu USD đến 200 triệu USD với việc phát hành đồng Petro. Dự kiến trong tháng đầu phát hành, Venezuela sẽ bán được 38,4 triệu đồng Petro, với tỷ giá 1 Petro tương đương giá trị của 1 thùng dầu thô (hiện được giao bán với giá 59 USD). Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên bán đồng tiền Petro điện tử chính phủ đã thu về khoảng 735 triệu USD (tương đương hơn 16,7 nghìn tỷ đồng).

Hiện đã có khoảng 52.000 người đăng ký mua Petro thông qua Cơ quan Thống kê điện tử khoáng sản quốc gia.

Thúc đẩy nền kinh tế

Quyết định phát hành đồng Petro điện tử của Chính phủ Venezuela được đưa ra theo sáng kiến của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trong bối cảnh từ tháng 8/2017 tới nay, Chính phủ Mỹ liên tiếp đưa ra những biện pháp cấm vận Venezuela, cản trở nước này tiến hành tái cơ cấu nợ với các nhà đầu tư. 

Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của Venezuela và đem về tới 95% nguồn thu ngoại tệ cho nước này. Chính vì vậy, trong bối cảnh khan hiếm trầm trọng ngoại tệ bởi giá dầu thế giới lao dốc, nguồn thu của nước sản xuất dầu này trở nên vô cùng hạn hẹp; đồng thời đẩy Venezuela phải đối mặt với cơn siêu lạm phát 4.000% trong năm 2017 khi đồng nội tệ - bolivar - đã mất đến 96% giá trị.

Tổng thống Maduro nhấn mạnh tiền điện tử “Petro vàng” thậm chí sẽ mạnh hơn đồng Petro
Tổng thống Maduro nhấn mạnh tiền điện tử “Petro vàng” thậm chí sẽ mạnh hơn đồng Petro

Đồng tiền mất giá và lạm phát khiến đồng nội tệ hiện giao dịch ở mức 200.000 bolivar đổi 1 USD ở trên đường phố, trong khi tỷ giá chính thức của nhà nước chỉ ở mức 3.370 bolivar/USD. Thiếu ngoại tệ để nhập khẩu thuốc men và nhu yếu phẩm cũng đẩy quốc gia này vào tình trạng khan hiếm hàng hóa. Trong bối này, chính phủ Venezuela đã cho phép giảm thuế giá trị gia tăng từ 12% đến 10% để khuyến khích người dân mua bán và chi trả thông qua mạng internet. 

Kế hoạch phát hành đồng Petro điện tử được Tổng thống Nicholas Maduro công bố vào đầu tháng 12/2017. Nhà lãnh đạo Venezuela hy vọng đồng Petro sẽ mở ra một con đường mới giúp quốc gia này có thể đối phó và sống sót qua khỏi lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu. Mặc dù vậy, quyết định này đã cũng đã vấp phải rất nhiều chỉ trích từ các nhà lập pháp trong lẫn ngoài Venezuela. Ngày 9/1/2018, phe đối lập trong Quốc hội đã tuyên bố đồng Petro là bất hợp pháp.

Đồng petro không phải là một đồng tiền điện tử mà thực tế là một cơ chế đi vay tín dụng sẽ đẩy đất nước nhấn sâu vào cảnh nợ nần. Việc sử dụng nguồn dự trữ dầu khí quốc gia để “thế chấp” phục vụ việc phát hành đồng Petro là bất hợp pháp bởi luật pháp quy định nguồn tài nguyên này của quốc gia không thể đem ra thương lượng. Một số người khác thì nghi ngờ liệu tiền điện tử Petro có tương lai ở một Venezuela đang rối như tơ vò hay không. 

Trên thực tế, các loại tiền điện tử, tiền ảo mà điển hình là đồng bitcoin vẫn gây ra nhiêu nghi ngờ về tính thanh khoản trong các giao dịch nghiêm túc. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không công nhận tiền ảo. Còn nhiều chuyên gia kinh tế lại hoài nghi về cơ hội thành công của đồng tiền ảo này vì cho rằng sự mất cân bằng kinh tế sâu sắc tại Venezuela chỉ làm suy yếu thêm lòng tin vào một đồng tiền mới.

Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng cảnh báo các nhà đầu tư nước này nên thận trọng với đồng tiền điện tử Petro. Và việc sử dụng đồng tiền này có thể sẽ vi phạm lệnh cấm vận của Nhà Trắng chống lại Chính phủ của Tổng thống Maduro. 

Mặc dù vậy, theo Tổng thống Maduro, với quyết định cho ra đời đồng tiền điện tử Petro sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước Nam Mỹ này, giải quyết việc tự chủ tài chính, tiền tệ trên thị trường quốc tế và đối phó với các chính sách bao vây, cấm vận cũng như cuộc chiến tranh kinh tế do Mỹ và các thế lực cánh hữu thù địch tiến hành nhằm chống phá nước này.

Tổng thống Maduro không cho biết thêm chi tiết về giá hay lượng vàng hậu thuẫn cho đồng tiền điện tử mới. Hiện Chính phủ Venezuela đang triển khai việc thành lập một chuỗi khối (Blockchain) với sự tham gia của các chuyên gia công nghệ, kinh tế, tài chính, tiền tệ và pháp lý để xây dựng cơ sở và nền tảng vững chắc cho đồng Petro.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.