Đồng bằng sông Cửu Long: Vì sao cảnh báo khô hạn trong mùa mưa lũ?

Hạn hán dẫn tới kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự XNM ngày càng gia tăng.
Hạn hán dẫn tới kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự XNM ngày càng gia tăng.
(PLVN) - Nếu khô hạn xảy ra, hệ lụy kéo theo là xâm nhập mặn sâu vào nội địa, cuộc sống của 14 triệu nông, ngư dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Cảnh báo sớm khô hạn

Dù Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trong mùa mưa nhưng mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 36/CT-TTg về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (XNM) trong mùa khô 2020 - 2021 ở ĐBSCL.

Chỉ thị nêu rõ, từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Kông thiếu hụt từ 30 - 40% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông Mê Kông ở mức rất thấp; Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng bổ sung cho ĐBSCL trong các tháng mùa khô hiện mới trữ được gần 9 tỷ m3 nước, thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 23 tỷ m3 nước, thấp hơn năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ m3 nước.

Năm 2020, được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL ít dẫn tới hạn hán, thiếu nước, XNM vào các tháng mùa khô năm 2020 - 2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng. Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng, sự gia tăng khai thác nguồn nước ở thượng nguồn hệ thống sông quốc tế và gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nội tại sẽ làm tình trạng hạn hán, thiếu nước, XNM diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

Do đó, các địa phương cần xác định từng vùng, từng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi XNM để chỉ đạo, triển khai giải pháp cụ thể, bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, XNM nghiêm trọng cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt…

Hạn chế thiệt hại nhờ chủ động ứng phó

Ngay từ đầu mùa lũ năm 2019, trên cơ sở dự báo, cảnh báo và nhận định của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo lượng nước cho các mục đích sử dụng nước từ Bắc bộ đến Nam bộ cho mùa khô năm 2020.

XNM năm 2020 được ghi nhận ở 10/13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Tại các cửa sông có độ mặn từ 4 phần nghìn: sông Vàm Cỏ Đông XNM 66km, Vàm Cỏ Tây 115km, cửa Tiểu 37km, cửa Đại 38km, Hàm Luông 56km, Cổ Chiên 21km, sông Hậu 23km, sông Cái Lớn 41km... Ở mức XNM này, đất canh tác nông nghiệp trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề: cây bị cháy lá, bạc màu, chết khô, mất mùa trên diện rộng.

Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, mùa khô năm 2019 - 2020, ĐBSCL có khoảng 130.000 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng hạn mặn, bằng 39,1% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng. XNM làm thiệt hại gần 39.000ha diện tích sản xuất lúa, khoảng 95.600 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.

Trong khi đó, nhiều hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn, quan trọng, lượng nước tích được đầu mùa cạn là không nhiều, chỉ từ 40-75% tùy từng hồ, đặc biệt có hồ chứa chỉ tích được khoảng 20%. Các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ cũng chỉ tích được 70-80%, nhiều hồ chỉ đạt 40-50%.

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến diễn biến nguồn nước, XNM tại ĐBSCL là lưu lượng nước trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie (đầu châu thổ sông Mê Công). Theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của Ủy hội sông Mê Công, ĐBSCL phải đối mặt với XNM ảnh hưởng trực tiếp đến 14 triệu nông, ngư dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Nhờ cảnh báo sớm, thiệt hại trong năm 2020 được xác định là chưa bằng 10% đợt hạn mặn năm 2015-2016. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết, chúng ta đã phòng, chống hạn mặn rất tốt cho diện tích gần 100.000ha trong vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng.

Diện tích cây ăn trái bị thiệt hại do hạn hán và XNM ở vùng Tiền Giang, Bến Tre hay vùng ngọt Cần Thơ, Vĩnh Long hầu như không đáng kể so với đợt hạn mặn năm 2015-2016. Theo thống kê, diện tích cây ăn trái bị thiệt hại trên 70% chưa tới 3.000ha, trong khi năm 2015-2016 có tới 35.000ha bị thiệt hại ở mức này.

Ngoài những giải pháp ngăn mặn, dự trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, các chuyên gia cho rằng cần bố trí lại cơ cấu cây trồng hợp lý, người nông dân phải thay đổi trong tập quán canh tác. 

Không để hạn mặn ảnh hưởng sâu rộng hơn

Tại Hội nghị “Triển khai giải pháp phòng chống hạn, mặn và công tác quản lý cấp mã số vùng trồng cho cây ăn quả vùng ĐBSCL 2020 -2021” hôm qua (17/9), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, hạn mặn năm 2019-2020 vừa qua gay gắt hơn các năm 2015-2016, nhưng bằng rất nhiều các giải pháp, quyết tâm, từ chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành, địa phương, chúng ta đã vượt qua một năm đầy thử thách.

Tuy nhiên, cây ăn quả là cây trồng dài ngày, vốn đầu tư lớn, hạn mặn ảnh hưởng rồi sẽ rất nghiêm trọng, ảnh hưởng dai dẳng. Do vậy, cần thống nhất quan điểm căn cơ, không thể để hạn mặn ảnh hưởng sâu rộng hơn.

Tại Hội nghị, Tổng cục Thủy lợi cũng cho biết, hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) mùa khô năm 2020-2021 dự kiến có thể xảy ra 2 kịch bản: Kịch bản 1, mưa trên lưu vực sông Mê Công xuất hiện như dự báo của một số tổ chức khí tượng quốc tế (các tháng cuối năm 2020 lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm), khả năng xảy ra hạn mặn ở mức nặng đến rất nặng.

Kịch bản 2, mưa trên lưu vực sông Mê Công tiếp tục ở mức thiếu hụt như đã xảy ra từ đầu mùa mưa đến nay, khả năng xảy ra hạn mặn ở mức rất nặng đến nghiêm trọng. 

Như vậy, hạn mặn trong mùa khô  2020-2021 ảnh hưởng đến vùng cây ăn quả có thể xảy ra theo 2 kịch bản: Kịch bản 1, lượng mưa như dự báo, mặn xâm nhập lớn nhất ở thời kỳ tháng 2, 3/2021 có khả năng ảnh hưởng đến gần 50.000 ha diện tích cây ăn trái.

Kịch bản 2, lượng mưa thấp hơn dự báo, mặn xâm nhập lớn nhất ở thời kỳ tháng 2, 3/2021 có khả năng ảnh hưởng đến gần 82.000 ha diện tích cây ăn trái…

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), ĐBSCL là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước với hơn 300 nghìn ha, chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảnh báo đợt mưa lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày mai, 21/12, thời tiết Bắc Bộ duy trì đêm không mưa, ngày nắng, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vài nơi. Sau đó từ ngày 23/12, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to.

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.