Đổi mới phương pháp hỗ trợ người bị thiệt hại

(PLVN) - Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay Cục đang nghiên cứu, xây dựng Đề án về nâng cao năng lực, đổi mới hình thức, phương pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Trong Quý III/2023, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về Chương trình hành động của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022, Cục đã chủ động rà soát và báo cáo Lãnh đạo Bộ để đề xuất nhiệm vụ đưa vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 27/NQ/TW. Theo đó, nhiệm vụ đã được đưa vào Chương trình hành động số 82-Ctr/BCSĐ ngày 22/5/2023 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp và Chương trình hành động của Bộ Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 764/QĐ-BTP ngày 22/5/2023).

Cục Bồi thường nhà nước cũng đã phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bồi thường nhà nước. Sau khi Quyết định này được ban hành, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành.

Đặc biệt, thực hiện Chương trình hành động số 10-Ctr/BCS ngày 21/6/2021 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về “Nâng cao năng lực đổi mới hình thức, phương pháp, hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền con người, quyền công dân”, hiện nay, Cục đang nghiên cứu, xây dựng Đề án về nâng cao năng lực, đổi mới hình thức, phương pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Dự thảo Đề án đang được chỉnh lý, hoàn thiện trước khi báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

Cũng trong Quý III, công tác hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đảm bảo đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của cơ quan, cá nhân, tổ chức. Cục cũng tiếp tục cập nhật, theo dõi tin, bài báo chí phản ánh vụ việc có dấu hiệu oan, sai, có khả năng phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với 15 vụ việc. Đối với các vụ việc bồi thường nhà nước từ năm trước chuyển sang, Cục đã báo cáo lãnh đạo Bộ kết quả rà soát và tham mưu Lãnh đạo Bộ có văn bản đôn đốc các cơ quan, địa phương thực hiện giải quyết các vụ việc này tránh tình trạng tồn đọng, kéo dài.

Cục Bồi thường nhà nước đã triển khai 08 đoàn kiểm tra công tác bồi thường nhà nước tại 08 địa phương, tổ chức 04 Hội nghị tập huấn tại địa phương, 04 Tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước năm 2017 tại tỉnh Bình Dương, Sóc Trăng, Yên Bái và Tp. Hải Phòng.

Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác năm 2023, Cục Bồi thường nhà nước xác định bám sát chỉ đạo của Bộ Tư pháp nhằm đảm bảo đúng thời hạn, hiệu quả, trong đó, chú trọng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu; theo dõi, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước tại địa phương đảm bảo hiệu quả, thiết thực, phát huy vai trò phối hợp liên ngành trong công tác bồi thường nhà nước.

Thực hiện kịp thời, đúng quy định đáp ứng yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với các nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, giải đáp vướng mắc pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đối với các vụ việc được tiếp nhận.

Ngoài ra, tập trung thực hiện các hoạt động liên quan đến sơ kết 05 thi hành Luật TNBTCNN năm 2017; Phối hợp với Vụ Tổ chức – Cán bộ thực hiện đúng quy định của pháp luật trong công tác cán bộ; Phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện hiệu quả công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng và quản lý hành chính ; phối hợp với Tổng cục THADS thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự và thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.

Đọc thêm

Sẽ bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng

Súng bắn đạn ghém được nhiều đối tượng sử dụng trái phép sẽ được quy định là vũ khí quân dụng. (Ảnh: CAQN)
(PLVN) - Ngoài bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác như bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; quy định về việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ…

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.

Tại sao cần bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ?

Dao có tính sát thương được đề xuất bổ sung vào nhóm vũ khí thô sơ. (Ảnh: cand.com.vn)
(PLVN) - Việc trình Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 tới đây đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an về một số nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật, trong đó có quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.