Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập: Tránh tình trạng “chủ trương thì đúng nhưng cứ làm là vướng”

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường phát biểu khai mạc hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường phát biểu khai mạc hội thảo.
(PLVN) - Khẳng định việc đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) theo định hướng cơ chế quản lý doanh nghiệp là tất yếu, song PGS. TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ đề xuất, cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ trong vấn đề này, bởi nếu không sẽ dẫn tới tình trạng “chủ trương thì đúng nhưng cứ làm là vướng”. 

Sáng nay (29/10), Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới quản lý ĐVSNCL theo hướng mô hình quản trị doanh nghiệp” với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học; đại diện một số Bộ, ngành có nhiều đơn vị sự nghiệp công lập và đại diện một số tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. 

Hội thảo nhằm trao đổi, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra hướng đi đúng đối với nội dung mà Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành TƯ về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL đã đề ra.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho biết, Nghị quyết số 19-NQ/TW đã nêu rõ quan điểm “Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu”. 

Đặc biệt, Nghị quyết đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực quản trị của ĐVSNCL, trong đó, nêu rõ định hướng áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp. 

Tại sao phải đổi mới?

Thảo luận tại hội thảo, nhiều câu hỏi đã được đặt ra là tại sao phải đổi mới, cải cách các ĐVSNCL? phải nhận diện chính xác ĐVSNCL là gì? Trả lời câu hỏi này, TS. Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ cho rằng, hiện nay chúng ta có quá nhiều ĐVSNCL (khoảng 58.000 đơn vị), ngân sách nhà nước không thể dàn trải để nuôi từng đó tổ chức. 

Cùng với đó, ĐVSNCL hoạt động kém hiệu quả, chất lượng dịch vụ công do ĐVSNCL cung cấp chưa đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của người thụ hưởng dịch vụ.

Theo ông Hòa, có 5 đặc trưng để nhận diện ĐVSNCL, đó là do nhà nước lập ra; người làm việc trong ĐVSNCL là người nhà nước; cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội; hoạt động dựa vào ngân sách nhà nước và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Về nguyên tắc, ĐVSNCL không thể hoạt động như doanh nghiệp. Nếu có đơn vị nào có thể hoạt động như doanh nghiệp thì cần chuyển những đơn vị này thành doanh nghiệp. Giới hạn đổi mới hoạt động của ĐVSNCL chính là ở điểm này. Cho nên, không thể cổ súy cho phương châm cố gắng tạo điều kiện để ĐVSNCL vươn lên tự chủ đến mức nhà nước không cần chi từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức này. 

Những biện pháp nhằm đổi mới, cải cách ĐVSNCL chính là tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tiết kiệm, sử dụng hợp lý nguồn lực được nhà nước cấp; nâng cao chất lượng dịch vụ công mà các ĐVSNCL cung cấp cho người dân, xã hội.

TS Đinh Duy Hòa phát biểu tại hội thảo.
 TS Đinh Duy Hòa phát biểu tại hội thảo.

Cùng quan điểm này, TS. Dương Quang Tung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức nhà nước cho rằng, đổi mới, cải cách ĐVSNCL không có nghĩa là doanh nghiệp hóa ĐVSNCL, mà là áp dụng các phương thức quản trị doanh nghiệp một cách hợp lý vào các ĐVSNCL. 

Để đổi mới quản lý ĐVSNCL theo hướng vận dụng mô hình quản trị doanh nghiệp, trước hết cần so sánh giữa mô hình quản trị doanh nghiệp với mô hình quản lý ĐVSNCL hiện tại ở nước ta, rút ra những điểm giống nhau, khác nhau và đề xuất mô hình quản trị ĐVSNCL trên cơ sở vận dụng mô hình quản trị doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, cần xác định rõ đây là việc vận dụng những yếu tố hợp lý của mô hình doanh nghiệp vào quản trị ĐVSNCL mà không phải và không thể áp dụng hoàn toàn mô hình doanh nghiệp vào quản trị ĐVSNCL, vì đây là hai khu vực khác nhau; doanh nghiệp thuộc khu vực thị trường, còn ĐVSNCL thuộc khu vực Nhà nước.

Cần có hành lang pháp lý đầy đủ

Khẳng định việc đổi mới ĐVSNCL theo định hướng cơ chế quản lý doanh nghiệp là tất yếu, song PGS. TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ đề xuất, cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ trong vấn đề này, bởi nếu không sẽ dẫn tới tình trạng “chủ trương thì đúng nhưng cứ làm là vướng”. 

Ngoài việc ban hành đầy đủ khung pháp lý về cơ chế tự chủ trong đó có tự chủ tài chính, cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hoạt động của các ĐVSNCL theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-TW.

 “Đổi mới gì thì đổi mới nhưng việc vận hành phải đủ các điều kiện về quản lý, quản trị nội bộ, nhân sự, tài chính và tổ chức bộ máy”- ôngTrần Kim Chung nhấn mạnh. Theo ông, muốn đổi mới, cải cách ĐVSNCL phải thống nhất về mặt nhận thức; kiên định về mặt chủ trương, chính sách; phải triển khai một cách quyết tâm, đồng bộ; phải giám sát thường xuyên vì sẽ động chạm đến xã hội, nếu bỏ giám sát thì sẽ sai lệch với mục tiêu ban đầu và phải có chế tài mạnh.

Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập: Tránh tình trạng “chủ trương thì đúng nhưng cứ làm là vướng” ảnh 2
PGS.TS Trần Kim Chung phát biểu. 

Cho rằng, các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc đổi mới quản lý các ĐVSNCL đã ban hành đầy đủ, tuy nhiên, theo PGS.TS Văn Tất Thu, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, việc triển khai thực hiện còn “tương đối nửa vời”. Các vấn đề Nhà nước phải lo nhưng không có nghĩa Nhà nước phải làm, Nhà nước muốn các dịch vụ do các đơn vị ngoài Nhà nước làm thì Nhà nước phải ban hành thể chế, chính sách và kiểm soát kết quả.

 “Muốn đổi mới quản lý các ĐVSNCL thì việc cần làm là không hành chính hóa ĐVSNCL, cùng với đó là đẩy mạnh và chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đồng thời, chuyển từ phục vụ sang dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ do các ĐVSNCL cung cấp; thực hiện khoán biên chế sang khoán tiền lương để kích thích chất lượng hoạt động của các ĐVSNCL…”- ông Văn Tất Thu nói.

  Đối với lĩnh vực giáo dục, PGS.TS. Đặng Xuân Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để có thể thực hiện việc đổi mới quản lý các ĐVSNCL thì các cơ sở giáo dục phải chuyển đổi mô hình quản lý phù hợp với “cơ chế bao cấp” sang mô hình quản trị thích ứng với “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Theo ông Đặng Xuân Hải, “cơ chế bao cấp” quá coi trọng sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động cụ thể của các cơ sở giáo dục; bên cạnh sự tự chủ không cao là tính chịu trách nhiệm cũng rất thấp.

Tuy nhiên, trong “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, giáo dục nói chung và các cơ sở giáo dục nói riêng trở thành “dịch vụ sự nghiệp công”; từ “phục vụ” chung chuyển sang “dịch vụ”. Tính “dịch vụ” buộc các nhà quản lý của các cơ sở giáo dục phải “cân đong, đo đếm” các kết quả so với các chi phí, hay nói cách khác là lời giải của bài toán “chi phí - lợi ích” luôn được coi trọng.

Tóm lại, theo PSG. TS. Đặng Xuân Hải, quản trị một cơ sở giáo dục là nói đến cách thức phân chia thẩm quyền hợp lý giữa các chủ thể quản lý cơ sở giáo dục bao gồm: Nhà nước, nhà trường, thị trường và xã hội.

 Cụ thể, Nhà nước phải xây dựng được thể chế rõ ràng, minh bạch có tính kiến tạo cho việc vận hành các cơ sở giáo dục; Nhà trường được giao quyền tự chủ thực hiện các hoạt động theo sứ mệnh được Nhà nước và xã hội giao phó; thị trường sẽ tạo ra động lực cho việc “cạnh tranh lành mạnh” trong quá trình vận hành các hoạt động giáo dục theo sứ mệnh của cơ sở giáo dục đã được Nhà nước và xã hội công nhận; xã hội tham gia thông qua phản biện và đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và hiệu quả mà cơ sở giáo dục đó mang lại. 

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Đọc thêm

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba
Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 14-16/4. Ông Lê Quang Long, Đại sứ được bổ nhiệm tại Cộng hòa Cuba, nhận định chuyến thăm Cuba lần này của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là sự tiếp nối các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Cuba.