Độc đáo nghề làm chum ở Mường Chanh

Những chiếc chum cổ biểu tượng của nghề làm chum ở Mường Chanh.
Những chiếc chum cổ biểu tượng của nghề làm chum ở Mường Chanh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ lâu, đất Mường Chanh (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) được biết đến với nghề làm chum nổi tiếng khắp vùng, những chiếc chum, vại tuổi đời hàng chục năm còn nguyên vẹn, không nứt vỡ. Người dân thường dùng để cất giữ lương thực, thực phẩm, đồ dùng trong nhà, một nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái vùng cao mà ít nơi nào có.

Trong tiết trời ấm áp những ngày đầu xuân, chúng tôi được dịp đến Mường Chanh (Mai Sơn), vùng đất cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc Thái để tìm hiểu nét đẹp nghề làm chum cổ xưa nổi tiếng một thời. Mường Chanh cách thành phố Sơn la hơn 20km. Người dân nơi đây kể rằng, sâu phía dưới những thửa ruộng chứa một loại đất sét mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này, vừa mềm, vừa dẻo mà ít nơi nào có.

Một mẻ chum vừa mới ra lò được chính bàn tay của những người kinh nghiệm trong bản làm ra.

Một mẻ chum vừa mới ra lò được chính bàn tay của những người kinh nghiệm trong bản làm ra.

Trong cuộc sống sinh hoạt, người Thái Mường Chanh họ đã dùng loại đất này nhào nặn, sáng chế ra những chiếc chum, vại kích thức to cỡ vài người ôm làm dụng cụ cất đồ dùng, bảo quản lương thực thực phẩm… để tránh sự phá hoại của côn trùng, chuột, gián và ẩm ướt... từ đó sinh ra nghề làm chum ở Mường Chanh.

Mọi người nói rằng, nghề làm chum của người Thái ở Mường Chanh có từ nhiều đời trước truyền lại. Trước đây, nhà nào cũng có người biết làm, đàn ông, đàn bà, già trẻ… đều biết. Mới đầu, người dân làm phục vụ sinh hoạt trong gia đình, sau rồi người dân ở các địa phương cũng biết và họ mang đồ đạc, tiền bạc đến trao đổi như: Vải lụa, con gà, lợn, rồi dần trở thành hàng hóa.

Loại đất dùng để làm nên những chiếc chum.

Loại đất dùng để làm nên những chiếc chum.

Ông Hoàng Văn Nam, ở bản Noong Ten (Mường Chanh) người có thâm niên lâu năm làm gắn bó với nghề làm chum nói rằng: Việc làm chum thì người già trong bản không ai là không biết, trước đây được các ông bà truyền dạy cho. Hơn nữa, ngày trước cuộc sống thiếu thốn người dân trong bản học công việc làm chum là để kiếm tiền nên nhà nhà làm chum. Ngày nào cũng vậy, xong công việc đồng áng tranh thủ lúc thời gian rảnh, bà con trong bản lại bắt tay vào công việc làm chum.

Theo ông Nam, muốn có những chiếc chum đẹp và bền phải làm từng bước một, từ khâu chọn đất, gia công đất, nặn, quay bàn xoay, xếp chum vào lò đến khâu nung chum… tất cả phải làm theo một trình tự nhất định. Quan trọng nhất trong các bước là khâu nung chum, đây là khâu quyết định để có những chiếc chum tốt và bền.

Người Thái Mường Chanh chủ yếu bằng thủ công, ít có sự tác động của máy móc, chính vì vậy chum ở Mường Chanh luôn khác so với chum vùng khác, mẫu mã, hoa văn không đẹp bằng chum nhập nhưng không vì thế mà thiếu khách mua. Ngược lại, chum đất Mường Chanh được rất nhiều người săn đón, ngay cả hiện tại khi nghề làm chum đang mai một, số người làm chum ít đi, sản phẩm chum bây giờ không còn được như trước nhưng nhiều người vẫn tìm mua đồ chum Mường Chanh.

Để làm làm được một mẻ chum chất lượng phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chọn đất, lọc đất, nặn, giã… làm sao cho đất thật mềm dẻo, sau đó đem nặn thành khuôn rồi cho vào lò nung. Nung chum là khâu hết sức quan trọng, nó quyết định thành bại của cả mẻ chum. Hầu hết chất đốt đều lấy cây làm củi đốt, khi nung phải giữ nhiệt độ trong lò luôn nóng ở nhiệt độ cao, nung khoảng 24 tiếng, sau đó ủ để khoảng 4 -5 ngày mới lấy chum trong lò ra. Chính điều này nó tạo nên đặc điểm riêng biệt của chum Mường Chanh.

Chum Mường Chanh rất chắc và bền.

Chum Mường Chanh rất chắc và bền.

Ông Cầm Văn Nhất, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh chia sẻ: Hiện nay, người làm chum ở Mường Chanh không còn nhiều nhưng nhiều người vẫn rất chuộng, bởi chum, vại Mường Chanh rất bền, nếu dùng đựng nước hoặc ngâm rượu rất tốt, mà không có chum nơi nào sánh bằng. Bởi vậy, rất nhiều khách hàng tìm đến Mường Chanh để sưu tầm, mua chum cổ.

Thời gian tới, xã đang rất muốn khôi phục lại nghề truyền thống làm chum thành một sản phẩm du lịch trải nghiệm thu hút du khách đến với Mường Chanh. Thực tế đã có rất nhiều người đến đây họ muốn được trải nghiệm nghề làm chum của người dân bản địa. Điều này sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội cho xã, cũng như góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Đọc thêm

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.

Kêu gọi hành động vì một hành tinh đáng sống cho trẻ em

Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Silvia Danailov. (Ảnh: Thanh Hương)
(PLVN) - Ngày 20/11, Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới tại Việt Nam năm nay do UNICEF và các đối tác thực hiện đã đưa ra lời kêu gọi hành động vì khí hậu - để mọi trẻ em có thể được lớn lên khỏe mạnh và an toàn trước các mối đe dọa về khí hậu và môi trường.

Phụ nữ bị bạo lực rất cần nơi tạm lánh trong trường hợp khẩn cấp

Bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long
(PLVN) - Hành trình 30 năm tham gia Cương lĩnh và hành động Bắc Kinh,  Việt Nam đã có nhiều sự tiến triển vượt bậc. Góp phần không nhỏ vào những thành quả này là những mô hình như Ngôi Nhà Bình Yên. Tuy nhiên vẫn cần sự nỗ lực, chung sức để những người phụ nữ nạn nhân của bạo lực, buôn bán được hỗ trợ nhiều hơn nữa.  Bà Ngô Thị Tuyết Em - Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có cuộc trò chuyện với Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam về vấn đề này:

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11
(PLVN) - Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, một học sinh trường tiểu học Kim Đồng (thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã chuẩn bị một bông hoa bằng... con gà để tặng thầy chủ nhiệm của mình. Món quà đặc biệt kèm lời chúc dễ thương khiến người thầy rất hạnh phúc.

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau
(PLVN) - Lớp học tình thương trên Đảo Hòn Chuối nằm cách thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khoảng 20 hải lý, do Thiếu tá Trần Bình Phục (Đồn Biên phòng Hòn Chuối, BĐBP Cà Mau) trực tiếp giảng dạy. Hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thương đối với học sinh và cư dân nơi đây.