Doanh nhân "thắt lưng buộc bụng" bằng hàng không giá rẻ

Doanh nghiệp mở tài khoản đặt vé của VietJetAir có thể tiết kiệm tới 50% chi phí cho việc đi lại bằng đường hàng không và tiết kiệm được khoản ngân sách vô giá khi không tốn thời gian đi lại để đặt vé mà có thể đặt vé online từ chính văn phòng của mình.

[links()]Doanh nghiệp mở tài khoản đặt vé của VietJetAir có thể tiết kiệm tới 50% chi phí cho việc đi lại bằng đường hàng không và tiết kiệm được khoản ngân sách vô giá khi không tốn thời gian đi lại để đặt vé mà có thể đặt vé online từ chính văn phòng của mình.

Đó là một phần trong kế hoạch “chinh phục” giới doanh nhân mà VietJetAir đang nỗ lực đưa vào thực hiện trong thời điểm nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phải tính chuyện tiết giảm chi phí đi lại thay vì thể hiện “đẳng cấp” của mình bằng những chiếc ghế Vip trên khoang hạng sang đắt gấp 3-4 lần vé của hàng không giá rẻ.

VietJetAir “chinh phục” giới doanh nhân

Mỗi năm sử dụng tới 20 ngàn km đường bay nhưng anh Nguyễn Ngọc Sơn, giám đốc một doanh nghiệp thành đạt tại TP Hồ Chí Minh mới đây đã quyết định cắt giảm chi phí đi lại của chính mình khi cất đi chiếc thẻ VIP của hãng hàng không truyền thống và cặm cụi lên mạng mua vé giá rẻ của VietJetAir.

Trong văn phòng làm việc khá sang trọng, Anh Sơn cho biết mình là thế hệ doanh nhân 8X và là khách hàng thường xuyên của các hãng hàng không giá rẻ khi còn là du học sinh ở Mỹ. “Tôi không có nhu cầu được ăn miễn phí hay chăm sóc đặc biệt trên các chuyến bay. Tôi chỉ cần tiện lợi và an toàn, đúng giờ vì nhiều khi tôi ra Hà Nội chỉ để dự một cuộc họp, nếu thường xuyên bị trễ giờ, hủy chuyến thì hỏng hết kế hoạch cũng như công việc”, Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ.

Bay cùng VietJetAir hơn chục chuyến kể từ khi VietJetAir cất cánh tháng 11/2011 vừa qua, Nguyễn Ngọc Sơn cho biết anh hoàn toàn hài lòng vì chưa bị trễ giờ một chuyến nào. “Tôi quyết định trở thành khách hàng trung thành của VietJetAir để tiết kiệm một khoản chi phí đi lại không nhỏ cũng như tiết kiệm được quỹ thời gian vốn luôn là tài sản vô giá với giới kinh doanh”, Sơn nói.

Sau hơn hai tháng hoạt động, hãng đã thực hiện gần 360 chuyến bay an toàn, vận chuyển được trên 40.000 hành khách
Sau hơn hai tháng hoạt động, hãng đã thực hiện gần 360 chuyến bay an toàn, vận chuyển được trên 40.000 hành khách

 Khác với Nguyễn Ngọc Sơn, chị Nguyễn Bích Phượng, giám đốc một doanh nghiệp sản xuất đồ ăn nhanh đang rất nổi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từng rất “ác cảm” với hàng không giá rẻ vì cho rằng “của rẻ là của…ôi”. Từ đầu năm tới nay, chị và các cộng sự mở rộng hoạt động kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh nên thường xuyên phải bay đi, bay lại giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Cuối tháng xem lại sổ kế toán tôi giật mình khi thấy khoản chi phí cho việc đi lại lên tới cả trăm triệu đồng. Kinh doanh hàng ăn chúng tôi lượm từng đồng trong thời bão giá, là người đứng đầu doanh nghiệp, tôi không cho phép mình “xài sang” trong khi có thể tiết kiệm”, chị Phượng chia sẻ. Lần đầu đi VietJetAir, chị Phượng không khỏi lo lắng, tuy nhiên, sự nhiệt tình, thân thiện của đội ngũ tiếp viên và “tay lái” lành nghề của đội bay đã khiến chị không còn cảm giác nơm nớp lo sợ ‘của rẻ là của ôi”.

Mới đây tôi bị trễ chuyến bay do mải xử lý một e.mail công việc mà không nhìn giờ lên máy bay. Khi tôi chạy được tới cửa soát vé thì chỉ còn 5 phút máy bay cất cánh. Tôi muối mặt lắm, tưởng sẽ bị mắng một trận- tôi từng bị rồi khi đi các hãng khác-, nhưng cô tiếp viên chỉ hớt hải thông báo tôi phải chạy nhanh ra máy bay nếu không cửa máy bay sẽ đóng, cô ấy còn xách hộ tôi đồ. Hai chị em guốc dép lọc cọc cắm cổ chạy ra máy bay, may mà vẫn còn kịp. Nhiều đồng nghiệp của tôi làm thẻ VIP ở hàng không chỉ nhằm mục đích nếu kẹt công chuyện, ra máy bay trễ vẫn có chút ưu tiên. Tôi thấy phong cách phục vụ khách hàng của VietJetAir tuy mô hình giá rẻ nhưng chẳng khác phục vụ khách VIP là bao”, chị Phượng nhiệt thành kể lại.

Cũng bị “mê hoặc” bởi phong cách phục vụ nhiệt tình, không bị hủy chuyến, trễ giờ, anh Nguyễn Việt Thành, giám đốc một doanh nghiệp phần mềm cho biết nhiều doanh nhân thích thể hiện đẳng cấp của mình bằng xe sang, vé hạng VIP nhưng điều đó đã không còn phù hợp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, thậm chí nó trở nên hơi phù phiếm khi doanh nghiệp đang phải tiết kiệm để có thể ‘sống sót”, vượt khó.

Không có hàng không giá rẻ mà an toàn chất lượng thì phải chịu đi giá vé cao, còn khi đã có những hãng hàng không thế hệ mới thực sự chất lượng như VietJetAir thì doanh nhân sao lại từ chối? Tôi tiết kiệm được ít nhất 3 triệu đồng cho mỗi chuyến bay mà tâm trạng lại rất thoải mái vì không lo trễ giờ, hủy chuyến”, anh Thành nói.

Và “niềm vui xích lại gần nhau”

Những gì anh Thành, chị Phượng, anh Sơn chia sẻ không nằm ngoài mong đợi của những người “khai sinh” ra hàng không giá rẻ thế hệ mới VietJetAir.

Bà Nguyễn Thanh Hà- chủ tịch HĐQT VietJetAir tâm sự bà tin rằng khi VietJetAir cất cánh bay trên bầu trời Việt Nam sẽ làm thay đổi suy nghĩ của khách hàng về hàng không giá rẻ. “Trên thế giới hàng không giá rẻ rất phổ biến và thành công. Nhiều doanh nhân, chính trị gia, người nổi tiếng cũng lựa chọn hàng không giá rẻ làm phương tiện di chuyển chính. Hàng không giá rẻ phục vụ cho tất cả mọi đối tượng và làm cho mọi người xích lại gần nhau khi ngồi cùng nhau, bình đẳng cùng 1 hạng ghế trên những chuyến bay”.

Ý tưởng làm cho mọi người xích lại gần nhau, bình đẳng trên mỗi chuyến bay của  VietJetAir thực sự mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nó không chỉ là một khẩu hiệu mà còn bao hàm trong đó những giá trị cộng thêm mà VietJetAir  cam kết mang lại cho cộng đồng.

Có dịp trò chuyện với anh Lưu Đức Bình, một doanh nhân ở Hà Tĩnh vào chuyến bay đầu tiên mà VietJetAir  bỏ hàng ghế VIP để “bình đẳng hóa” hạng ghế, anh Bình nói với tôi một điều làm tôi nhớ mãi.

Anh nói rằng có trải nghiệm trên cánh bay VietJetAir  mới cảm nhận rõ rệt đây không chỉ là những chuyến bay hoạt động một cách cơ học là đưa bạn từ điểm này tới điểm khác. Cũng không phải câu chuyện một hãng hàng không mới kinh doanh một phân khúc còn rất hấp dẫn ở một nền kinh tế mới nổi chỉ nghĩ đến chuyện bán vé lấy tiền. Mang trên mình màu cờ tổ quốc với những tiếp viên như những thiếu sinh quân trên bầu trời, VietJetAir dường như đang mang trong mình những hoài bão lớn lao trên bầu trời tổ quốc, mà ở đó, mỗi chuyến bay đều mang hơi thở cuộc sống và sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế, của những ước mơ về sự tiến bộ và bình đẳng.

Rất nhiều doanh nhân như anh Bình đã chọn VietJetAir để ủng hộ cho tinh thần đó, còn bạn thì sao?

Thanh Lương


Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát đã có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn VietJetAir để giảm chi phí đi lại. Nắm bắt được nhu cầu của hành khách  VietJetAir đang xây dựng chính sách cho khách hàng doanh nghiệp và các hỗ trợ dành riêng đối tượng khách hàng này. Doanh nghiệp mở tài khoản đặt vé của VietJet sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, tiết kiệm lên tới 50% khi có kế hoạch, đặt vé ngay tại văn phòng làm việc tiết kiệm thời gian đi lại.

Tin cùng chuyên mục

Bãi biển TP Vũng Tàu.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Đọc thêm

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…