Doanh nghiệp viễn thông lo chuyện độc quyền

Ngay khi câu chuyện mua bán, sáp nhập DN viễn thông mở ra, nỗi lo độc quyền lại tái hiện…

Ngay khi câu chuyện mua bán, sáp nhập DN viễn thông mở ra, nỗi lo độc quyền lại tái hiện…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thị trường viễn thông mang màu sắc nhà nước 

Theo TS. Mai Liêm Trực, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện, qua giai đoạn độc quyền, sau 10 năm thực hiện giai đoạn cạnh tranh, thị trường viễn thông Việt Nam đã có sự "thay da đổi thịt" thể hiện qua mức độ phổ cập dịch vụ cao và giá cước ở mức thấp trên thế giới. 

Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây (2010 - 2011), thị trường viễn thông đã bộc lộ nguy cơ của sự phát triển không bền vững, có thể gây thiệt thòi cho người tiêu dùng và nhà nước. Sự đầu tư của các DN viễn thông đã có hạn chế do khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng tới chất lượng mạng và dịch vụ. Các DN mới ra đời hoạt động rất khó khăn và có nguy cơ phá sản.

“Hiệu quả quản lý và đầu tư viễn thông còn có những hạn chế nhất định khi hầu hết các DN lớn đều là DN nhà nước, hơn 90% tài sản của mạng viễn thông Việt Nam đều của nhà nước. Như thế chưa thể có sự cạnh tranh thực sự”, TS. Mai Liêm Trực nói.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cũng cho rằng, thị trường viễn thông Việt Nam chưa cạnh tranh đúng nghĩa vì lực lượng chủ đạo vẫn là DN nhà nước. Vì thế, quá trình sáp nhập, cải tổ sẽ rõ nét “màu sắc” của nhà nước. Ví dụ việc sáp nhập EVN Telecom vào Viettel vừa qua là quyết định, ý chí của nhà nước. “Bởi khi thị trường chưa thực sự cạnh tranh thì khó có thể bình luận về việc quyết định của nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường” – ông Hưng nói.

Lúc này, thị trường viễn thông Việt Nam đang bước sang giai đoạn thứ 3, đưa Internet băng rộng, đưa CNTT vào mọi ngõ ngách của đời sống, các cá nhân, để viễn thông không chỉ là chuyện nghe – gọi, mà có tác động sâu rộng tới mọi ngóc ngách cuộc sống.

Việt Nam hiện nay có quá nhiều DN viễn thông, dẫn đến việc sử dụng tài nguyên tần số, kho số gặp nhiều khó khăn. "Bản thân cơ quan nhà nước có đôi lúc loạng choạng, hơi bị động, không vững tay dẫn đến việc cấp phép cho nhiều DN viễn thông để rồi  dẫn đến tình trạng lao đao, ảnh hưởng tới DN và người dân", TS Mai Liêm Trực nhận định. Theo ông, để khắc phục hiện trạng này, “nhà nước phải vững tay sắp xếp lại các DN viễn thông, thậm chí thu hồi lại một số giấy phép, chỉ duy trì khoảng 4 DN lớn chứ không thể để quá nhiều DN tồn tại như hiện nay”.

Tái cấu trúc, không tái diễn độc quyền

Một phương án được các chuyên gia đưa ra trong buổi Tọa đàm “Triển vọng viễn thông Việt Nam 2012" diễn ra mới đây, là, các cơ quan quản lý nên tính đến phương án cổ phần hoá DN, ví dụ, ngoài Viettel nên để 100% nhà nước (do liên quan đến an ninh quốc phòng), các DN khác nhà nước chỉ nên chiếm 51%. Điều này cũng phù hợp với cam kết gia nhập WTO, phía Việt Nam có thể chiếm cổ phần khống chế 51% so với DN quốc tế.

Lấy ví dụ trường hợp VNPT bị bắt buộc phải giải bài toán hợp nhất hoặc cổ phần hoá 2 mạng VinaPhone và MobiFone để tuân thủ quy định về vốn chủ sở hữu theo Nghị định 25 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết: "Nghị định 25 thể hiện mong muốn của nhà nước tạo thị trường lành mạnh, không để xảy ra hiện tượng độc quyền DN.

Có thể lúc này VNPT cảm thấy khiên cưỡng với Nghị định 25 nhưng nhìn chung thì Nghị định 25 phù hợp với thị trường. Cần có thời gian để xem xét kỹ hơn việc tái cấu trúc VNPT sao cho phù hợp". Ông Hưng cho hay, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ để hướng tới xây dựng một thị trường viễn thông cạnh tranh hơn, cương quyết cổ phần hoá các DN nhà nước để có thị trường viễn thông cạnh tranh thực sự.

Dưới góc độ DN, ông Bùi Quốc Việt – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng của VNPT - cho rằng, việc cấu trúc lại DN xảy ra cuối năm 2011 là theo quy luật buộc phải xảy ra, bởi vì nếu tiếp tục duy trì thì DN sẽ phá sản. Một vấn đề được đặt ra, ai sẽ là người thực hiện việc cấu trúc DN, nếu DN năng động thì sẽ tự làm, còn DN yếu hơn sẽ phải chờ nhà nước. Về vấn đề thoái vốn, sáp nhập hay cổ phần hoá VinaPhone và MobiFone, VNPT sẽ tìm ra phương án bảo toàn DN hoặc tự định đoạt để tiếp tục phát triển.

Lúc này, Viettel chiếm 36,72% thị phần, MobiFone chiếm 29,11% và VinaPhone chiếm 28,71% thị phần. Ông Lê Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam băn khoăn: “Nếu trong 3 “ông lớn” biến mất 1 “ông”, chỉ còn lại 2 thì về lý thuyết, tính cạnh tranh của thị trường sẽ giảm đi. Sẽ có rủi ro là 2 “ông” bắt tay nhau để quyết định thị trường”.

Hồng Vân

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam
(PLVN) - “Tập đoàn TH và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tự tin trong hành trình “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng hành cùng Chính phủ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050” – ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TH chia sẻ tại Lễ công bố Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, tối 4/11 tại Hà Nội.

Chính sách ưu việt giúp Vietjet thu hút nhân tài

Chính sách ưu việt giúp Vietjet thu hút nhân tài
(PLVN) - Với đặc thù đội ngũ lao động đa quốc tịch, làm việc trên phạm vi quốc tế, cả dưới mặt đất và trên bầu trời, thời gian làm việc 24/24 tiếng, bao gồm cả các dịp lễ tết, việc đảm bảo chính sách cho người lao động được Vietjet đặc biệt chú trọng.

Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, 'phủ xanh' Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast

Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, 'phủ xanh' Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast
(PLVN) - Hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững, đồng thời góp phần vào cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", ngày 3/11/2024, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp cùng Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ VinFast đã tổ chức chương trình “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, phủ xanh Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast, vì tương lai xanh Việt Nam” tại Nhà Đa năng của Công ty.