Doanh nghiệp thủy sản lo mất thêm tiền tỷ cho hệ thống quan trắc nước thải

Doanh nghiệp thủy sản lo mất thêm tiền tỷ cho hệ thống quan trắc nước thải
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) suốt 2 tháng qua, DN như “ngồi trên đống lửa” khi thực hiện “3 tại chỗ” (3T), nay thêm lo lắng vì tăng thêm chi phí khi phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải theo quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020.

Đóng góp vào Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật BVMT 2020 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang lấy ý kiến, VASEP cho biết, ngoài những khó khăn chung, doanh nghiệp (DN) ngành thủy sản gặp khó khăn với 3 vấn đề chính: Quy định dung lượng nước thải tối thiểu phải quan trắc tự động, tần suất quan trắc nước thải định kỳ chưa phù hợp; Xếp loại Danh mục dự án đầu tư Nhóm I và II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; Xếp loại ngành vào Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT đã được Bộ TN&MT chuyển qua Bộ Tư pháp nhằm chuẩn bị thẩm định theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào tuần cuối tháng 9/2021. Dự thảo đang vấp phải nhiều phản ứng từ các Hiệp hội, DN vì các quy định tăng thủ tục hành chính, tăng cho phí cho DN trong khi không hiêu quả trong quản lý…

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP, gần 2 tháng thực hiện “3 tại chỗ” (3T), DN thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi từ nuôi - khai thác - chế biến - xuất khẩu.

Theo tính toán của sơ bộ của các DN sản xuất “3T”, giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10 - 25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản,...) và quy mô công suất chế biến. Một DN trung bình sẽ lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất 3T với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50 - 55%/tháng nếu ngưng sản xuất.

“Đang “ngồi trên đống lửa” thì lại thêm lo vì theo quy định tại dự thảo, các nhà máy chế biến thủy sản (CBTS) có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên đã phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. Trong khi giá thành đầu tư hệ thống tính sơ đã mất hàng tỷ đồng, chi phí vận hành trung bình từ 10 - 30 triệu đồng/tháng... Thêm đầu tư một hệ thống vừa đắt đỏ, kết quả không chính xác... mà vẫn có nguy cơ bị phạt!”, ông Nam bức xúc.

Lắp quan trắc tự động: Tốn kém, kết quả không chính xác

Theo quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật BVMT, ngành CBTS bị xếp vào Mức III của “Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” của Phụ lục 5 “Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” có lưu lượng xả nước thải ra môi trường chỉ từ 200 m3/ngày trở lên thì phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải.

Quy định này đã giảm từ mức 1.000 m3/ngày (theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP) xuống 200 m3/ngày (thời gian tới), tức là giảm xuống 5 lần. Yêu cầu này sẽ khiến quy mô và số lượng lớn gần 100% các nhà máy, bao gồm rất nhiều các nhà máy nhỏ, phải thực hiện và phải đầu tư hệ thống quan trắc với chi phí đắt đỏ khiến giá thành sản xuất tăng cao hơn nữa.

Theo các DN, để đầu tư cho hệ thống quan trắc tự động mất tới hàng tỷ đồng/một hệ thống, thêm chi phí vận hành từ 40 - 50 triệu đồng/kỳ quan trắc. “Cái mà các DN quan ngại lớn ở đây không chỉ là chi phí lớn phải đầu tư thêm sau khi đã phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh theo quy định với chi phí hàng tỷ đồng, mà còn điều đáng nói là hệ thống này không có tác dụng để quản lý mức độ ô nhiễm do kết quả quan trắc không chính xác. Với một ngành hàng, với cả đất nước nhiều ngành hàng thì đó là một chi phí xã hội vô cung lớn.”, Phó Tổng Thư ký VASEP, ông Nguyễn Hoài Nam quả quyết.

Ông cũng bày tỏ băn khoăn: Quy định về ngưỡng xả thải hạ xuống 5 lần làm căn cứ để yêu cầu lắp thiết bị quan trắc tự động và quy định tần suất quan trắc nước thải định kỳ của Dự thảo không rõ dựa trên cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học nào hay báo cáo đánh giá thực tiễn?

Ngoài ra, dự thảo còn đưa ra ngưỡng lưu lượng xả thải từ 15.000 m3/ngày trở lên thì “tần suất quan trắc nước thải định kỳ” là 01 tháng/lần. Do đặc thù có lưu lượng xả thải rất lớn (thậm chí lên tới 30% lượng nước trong ao nuôi/ngày), nên nếu áp dụng theo quy định trên thì hầu như các vùng nuôi thủy sản đều phải thực hiện quan trắc 1 tháng/ lần. Điều này làm tăng chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu lên rất nhiều trong khi quy định hiện hành chỉ là 3 tháng/lần. Đây lại là một điểm đáng lo ngại nữa với các DN có vùng nuôi.

Đưa nhà máy thủy sản vào mức nguy cơ ô nhiễm cao: Có công bằng?

Với việc Dự thảo đưa ngành CBTS vào mức 3 của “Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”, VASEP và cộng đồng DN thủy sản cho rằng điều đó là không công bằng bởi thực tế so với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như: bánh kẹo, sữa, dệt nhuộm... thì nước thải của ngành thủy sản ít ô nhiễm môi trường, ít độc hại hơn nhiều nhưng lại bị xếp vào mức độ cao hơn.

Cụ thể về khí thải, hiện chỉ có một số ít nhà máy CBTS có công đoạn gia nhiệt (nhà máy đồ hộp, nhà máy sản xuất hàng chín, hàng chần như chả cá, tôm luộc, tôm bao bột,...) có sử dụng lò hơi chứ không như một số nhà máy chế biến thực phẩm khác như sản xuất bánh kẹo bánh, sữa, cà phê hòa tan...

Về nước thải, theo QCVN 11:2015 về nước thải nhà máy CBTS đã nêu các chỉ tiêu đặc thù của nước thải CBTS. Theo đó không có các chỉ tiêu nước thải độc hại; các chỉ tiêu nước thải cũng chủ yếu có nguồn gốc từ cơ thịt thủy sản và các phụ gia thực phẩm, đều là những chất từ tự nhiên và ăn được đối với con người, không gây độc hại mạnh như những hóa chất dùng trong các ngành công nghiệp khác.

Về chất thải rắn, các chất thải rắn chính trong quá trình chế biến chủ yếu là các phế liệu từ thủy sản như xương cá, da cá, mỡ cá, vỏ tôm, đầu tôm, vỏ ngao, sò... hoặc một số túi nylon, bao bì carton... Các phế liệu thủy sản đa phần được các cơ sở bên ngoài thu gom để làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác như: Sản xuất thức ăn chăn nuôi, dầu biodiezel, chitin, chitosan, collagen... Vỏ ngao, sò, ốc, hến... cũng thường được một số cơ sở thu mua để làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ, xay ra thành bột trộn vào thức ăn chăn nuôi để tăng lượng canxi cho vật nuôi, lấp đất, lấp đường... hoặc nếu phải bỏ đi thì cũng không phân hủy tạo thành các chất thải nguy hại. Các bao bì carton, nylon cũng được các cơ sở thu gom phế liệu thu mua lại để làm nguyên liệu tái chế.

Đi ngược với chủ trương xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”

Theo xếp loại của dự thảo, ngành nuôi trồng (vốn phải sử dụng lượng nước lớn để nuôi) lại nằm trong “Danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao” - theo đó Dự án khai thác khoảng sản, tài nguyên nước; dự án có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước với công suất từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên phải xin cấp giấy phép về khai thác khoáng sản, tài nguyên nước từ Bộ TN&MT và “Danh mục các dự án đầu tư Nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường” - quy định “Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô trung bình từ 50 ha đến dưới 100 ha” được xếp vào Nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Theo VASEP, quy định này đang đi ngược lại với chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp, khuyến khích nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của Chính phủ. Dẫn tới, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ cũng phải xin cấp phép cấp Bộ TN&MT vẫn thuộc nhóm nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gia tăng thủ tục hành chính, tăng thêm gánh nặng cho các cơ sở nuôi trồng.

Các DN thủy sản cho rằng, dự thảo chỉ nên áp dụng quy định này cho các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang các mục đích khác thì phù hợp hơn.

Tin cùng chuyên mục

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Đọc thêm

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.