Doanh nghiệp ngành gỗ tìm lối thoát sau đại dịch

Hội thảo trực tuyến tại đầu cầu Hà Nội.
Hội thảo trực tuyến tại đầu cầu Hà Nội.
(PLVN) - Năm 2020, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (XK). Tuy nhiên, theo nhận định của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), khả năng tăng trưởng XK của ngành năm nay có thể bằng 0% do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến ngành XK được xem là mũi nhọn này…

Đại diện cơ quan nhà nước, các chuyên gia, các Hiệp hội gỗ, doanh nghiệp (DN) ngành gỗ đã ngồi lại cùng nhau tìm hướng đi mới cho ngành gỗ tại Hội thảo trực tuyến: “Phục hồi - Tăng tốc - Bứt phá - Phát triển bền vững ngành gỗ giai đoạn hậu đại dịch” tổ chức hôm 28/4.

100% doanh nghiệp bị ảnh hưởng

Từ trung tuần tháng 3/2020 dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại các thị trường quan trọng nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU (kim ngạch từ 5 thị trường này chiếm trên 80% trong tổng kim ngạch XK của cả ngành vào tất cả các thị trường). Chính phủ các quốc gia này hiện đang áp dụng các chính sách mạnh nhằm kiểm soát dịch lan rộng như đóng cửa biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết yếu. Điều này dẫn đến các đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng. 

Kết quả khảo sát do các Hiệp hội gỗ thực hiện với 124 DN trong ngành vào cuối tháng 3 vừa qua cho thấy 100% DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Cụ thể, về tác động tài chính, 75% số DN phản hồi với Khảo sát cho biết thiệt hại ban đầu đối với các DN này ước tính vào khoảng 3.066 tỷ đồng. Trên một nửa (51%) số DN tham gia khảo sát cho biết họ đã phải thu hẹp quy mô sản xuất. Khoảng 35% DN mặc dù hiện đang hoạt động bình thường nhưng phải sẽ tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới; 7% số DN đã ngừng hoạt động và chỉ có 7% DN vẫn hoạt động bình thường. 

Đại dịch cũng tác động tới khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu và chế biến, tiêu thụ trong nước. Cụ thể, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi – nguồn cung gỗ nguyên liệu nhiệt đới lớn nhất cho Việt Nam – đã dừng hẳn. Lượng nhập từ nguồn gỗ ôn đới giảm 70%. Đại dịch àm giá gỗ nguyên liệu và cước vận chuyển tăng. Sản xuất kinh doanh của các hộ tại các làng nghề giảm 80%. Khoảng 50-60% xưởng xẻ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước phải dừng hoạt động. Cầu tiêu dùng trong các dự án dân sinh và công cộng hiện đang dừng.  

Phải thay đổi căn bản!

Theo TS Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế, đại dịch sẽ qua đi và sản xuất sẽ quay trở lại, nhưng sẽ không còn như cũ. Vấn đề đặt ra là phải thay đổi để sống chung với đại dịch.

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia cao cấp của Forest Trends cho rằng phương thức vận hành của ngành đòi hỏi cần phải có những thay đổi căn bản, mang tính chất chiến lược, nhằm giảm rủi ro, tạo bứt phá và phát triển bền vững ngành trong tương lai.

Trước hết, theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Viforest, cần có sự thay đổi căn bản về xác định dòng sản phẩm và thị trường chiến lược. “Cơ cấu dòng sản phẩm của ngành hiện chưa hợp lý. Ngành hiện đang sản xuất các sản phẩm không có nhu cầu lớn và không tăng cao trong tương lai…” - Chủ tịch Viforest lưu ý. Theo ông, khi dịch bệnh xảy ra, chuỗi cung cho 60% đồ gỗ chiến lược (đồ gỗ phòng bếp, phòng tắm và bàn trang điểm…) không bị biến động quá lớn, do nhu cầu về các sản phẩm thuộc nhóm vẫn còn tồn tại, trong khi 40% nhu cầu về các nhóm đồ gỗ khác (đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ ngoài trời…) gần như mất hẳn. 

Thay vì phương thức bán hành truyền thống, một số DN đã chuyển sang bán hàng online
Thay vì phương thức bán hành truyền thống, một số DN đã chuyển sang bán hàng online 

Một thay đổi cũng cần phải tính đến là ngành cần phải có chuyển dịch về phương thức bán hàng. Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), đại dịch cũng cho thấy phương thức bán hàng truyền thống (Offline) cần phải thay đổi, nhằm giảm rủi ro trong hội nhập và phù hợp với xu thế thương mại thế giới (Online). “Chuyển đổi số cần diễn ra mạnh mẽ và đồng bộ hơn. Để làm được điều này, cần phải có thời gian và nguồn lực, cần có sự thay đổi đồng bộ cả trong cơ chế chính sách của Chính phủ và trong bản thân DN.” – Ông Phương đề nghị.

Một điểm yếu của các DN nói chung và DN ngành gỗ nói riêng là tính liên kết.  “Tác động của COVID-19 cho thấy các chuỗi cung XK đồ gỗ hiện nay của Việt Nam rất mong manh, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc. Giảm rủi ro do bệnh dịch, gia tăng sức chống chịu của ngành đòi hỏi nỗ lực của cả Chính phủ và cộng đồng DN trong việc hình thành và phát triển chuỗi cung trong nước, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài…” - đại diện Viforest nhấn mạnh.

Đại dịch cũng cho thấy sức chống chịu của thị trường nội địa cao hơn rất nhiều so với thị trường XK. Trong một phát biểu mới đây, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN và PTNT Hà Công Tuấn cũng đã nhấn mạnh, ưu tiên phát triển thị trường nội địa trong tương lai cũng là một trong những chiến lược giúp ngành bứt phá trong tương lai.

Theo TS Võ Trí Thành, thông qua việc thực hiện chính sách mua sắm công đồ gỗ, Chính phủ có tiềm năng trong việc dẫn dắt phát triển thị trường nội địa. Ngoài ra, một loạt chính sách,  gói hỗ trợ của Chính phủ cho các ngành khác như giải ngân đầu tư công, xây dựng -bất động sản, nhà ở xã hội cũng là cơ hội để ngành gỗ thúc đẩy thị trường nội điịa…

“Hỗ trợ của Chính phủ là rất quan trọng, nhưng DN phải tự thay đổi để cứu lấy mình!" - Chủ tịch Viforest đưa ra thông điệp.

Chính sách hỗ trợ: Vẫn nằm trên giấy?

Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Viforest, theo đề xuất của Viforest,  Bộ Tài chính đã tiếp thu và đưa phân ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre nứa vào dự thảo Nghị định gia hạn thời gian nộp thuê và tiền thuê đất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/NĐ- CP trong đó có ngành gỗ… Chính phủ cũng han hành Nghị quyết về gói 62 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người lao động, DN khó khăn do dịch bệnh…

 “Về phía DN rất hoan nghênh, nhưng thực tế mới được một nửa! Các hỗ trợ đó  đến nay vẫn năm trên Nghị quyết ,Nghị định...”- Chủ tịch Viforest nói. Ông cũng dẫn chứng đến tiêu chí DN có 50% số lao động nghỉ việc mới được gia hạn chậm nộp phí công đoàn và BHXH và đặt vấn đề: “Như vậy DN đã “chết” rồi còn hỗ trợ gì nữa?”

Ông Huỳnh Quang Thanh – Phó chủ tịch Viforest đồng thời là Tổng giám đốc  Công ty Hiệp Long đã ví ngân hàng như cái “máy thở” của DN trong bối cảnh dịch Covid- 19. Thế nhưng thực tế  một số ngân hàng cho rằng bây giờ dịch bệnh nên rủi ro nhiều hơn, lãi suất cho vay phải cao hơn… “Ngay tại thời điểm này, chủ trương của Chính phủ chưa thấy gì hết, chưa nhúc nhích gì hết. Tôi cho rằng chính sách ban hành ra phải có sự kiểm soát việc thực thit…”- Phó Chủ tịch Viforest đề nghị.

Theo ông Phạm Mạnh Cường - Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, Chính phủ luôn mong muốn và sẵn sàng lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của cộng đồng DN, đặc biệt trong giai đoạn này. “Hiện các cơ quan quản lý đang nỗ lực nhanh chóng thực hiện các cơ chế và chính sách này…” - đại diện Văn phòng Chính phủ đưa ra thông điệp.

Đọc thêm

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.