Doanh nghiệp ngành Dầu khí: Ứng phó với dịch trên bờ lẫn ngoài khơi

Người lao động được kiểm tra thân nhiệt, giấy tờ tùy thân... trước khi vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Người lao động được kiểm tra thân nhiệt, giấy tờ tùy thân... trước khi vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất
(PLVN) - Không chỉ với các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trên đất liền, người lao động hoạt động tại các công trình dầu khí ngoài khơi cũng phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch Covid-19 để đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng.  

Ông Lê Xuân Huyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, các đơn vị trong toàn tập đoàn đã tuân thủ nghiêm theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng về phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt với từng đơn vị có hoạt động  đặc thù thì sẽ có thêm những biện pháp tăng cường. Cụ thể, đối với các lĩnh vực hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao như trong quá trình bảo dưỡng tổng thể, sẽ phải nâng công tác kiểm soát dịch bệnh lên một cấp độ; có phương án kiểm soát dịch, cách ly, tránh lây nhiễm chéo… trên công trường.  

Từ đầu tháng 8/2020, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã kích hoạt lại hệ thống phòng, chống dịch Covid-19 trên các công trình biển, cũng như trên bờ, phát huy những kinh nghiệm đã triển khai trong giai đoạn trước. Đến nay, Vietsovpetro đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, chưa phát hiện trường hợp nhiễm bệnh nào.

Còn tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) đã nhanh chóng gửi thông tin cập nhật tới toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) Tổng công ty, ban hành Chỉ thị và triển khai nhiều biện pháp phòng chống nhằm kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo sức khỏe của người lao động, duy trì liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFCCo. 

Ngoài ra, để chủ động hơn, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) còn chủ động triển khai việc xây dựng các kịch bản ứng phó với diễn biến của dịch bệnh, thị trường… nhằm giảm thiểu tác động của bệnh dịch tới an toàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị; đồng thời chủ động rà soát kế hoạch huy động chuyên gia nước ngoài trong thời gian tới phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhận định được sự phức tạp của làn sóng dịch bệnh thứ 2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) cũng đã tiến hành ngay lập tức các biện pháp phòng, chống dịch. Cụ thể, BSR chuẩn bị bước vào chiến dịch Bảo dưỡng tổng thể (BDTT) lần 4 Nhà máy lọc dầu Dung Quất 51 ngày, đêm trong bối cảnh này cũng gặp không ít khó khăn. 

Từ việc mua sắm trang thiết bị, huy động chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam tình hình hiện nay đều khá trở ngại do đang phải hạn chế nhập cảnh và phải cách ly khi nhập cảnh theo quy định phòng chống dịch… Tuy nhiên, được sự hỗ trợ từ PVN và các ngành chức năng, đến nay, BSR cơ bản đã hoàn thành và sẵn sàng cho công tác BDTT quan trọng lần này. 

Tính đến nay, đã qua 10 ngày kể từ thời điểm dịch quay trở lại và bùng phát ở Đà Nẵng, công tác chống dịch Covid-19 tại BSR đang diễn ra khá hiệu quả, đảm bảo an toàn cho nhân sự BSR và nhà thầu làm việc tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Hiện, hàng ngày vẫn có khoảng hơn 1.000 nhân sự là nhà thầu ra vào nhà máy này để thực hiện công tác chuẩn bị cho BDTT cung cấp suất ăn, vệ sinh công nghiệp…

Ngoài ra, còn có khoảng hơn 1.200 lượt người lao động của BSR ra, vào Nhà máy mỗi ngày để làm việc. Vì thế, BSR yêu cầu nghiêm ngặt việc tất cả các nhân sự phải khai báo y tế, kiểm tra hiệu lực thẻ ra/vào, cấp quyền ra/vào, đo thân nhiệt, sát khuẩn… trước khi vào làm việc bên trong Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Các đơn vị như Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS) cũng được yêu cầu rà soát, chuẩn bị các phương án, trang thiết bị y tế, hậu cần để ứng phó  với dịch theo các quy trình, phương án đã được phê duyệt. Các trường hợp liên quan đến vùng dịch được sắp xếp làm việc từ xa để theo dõi sức khỏe và đảm bảo an toàn cho toàn thể người lao động.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.