Đoàn Thị Điểm: Nữ nhà giáo vượt qua phận nữ nhi

Nữ sĩ tài ba Đoàn Thị Điểm
Nữ sĩ tài ba Đoàn Thị Điểm
(PLVN) - Khoảng 280 năm sau, đời sau vẫn không thể quên được người diễn nôm bản “Chinh phụ ngâm khúc”. Không chỉ có tài thơ văn đặc sắc, Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm còn là một trong những nữ nhà giáo hiếm hoi được lưu danh qua các triều đại phong kiến Việt Nam vào thế kỷ 18. 

Nếu như bà Trưng, bà Triệu cầm gươm, cưỡi voi, cưỡi ngựa ra trận đánh giặc cứu nước; bà Điểm đã dám vượt qua định kiến đương thời “trọng nam khinh nữ”, dám đi học lấy kiến thức, đi thi để đỗ đạt giúp đời.

Từ người phụ nữ tài sắc vẹn toàn 

Được biết, bà Đoàn Thị Điểm hiệu Hồng Hà Nữ Sĩ, biệt hiệu Bang Tang, quê làng Hiếu Phạm (còn gọi Giai Phạm hay làng Giữa), huyện Văn Giai, tỉnh Bắc Ninh, nay là huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Bà sinh năm Ất Dậu (1705) thời nhà Lê trung hưng, đời Vua Lê Hy Tông, ở miền Bắc Chúa Trịnh là Định Vương Trịnh Cang, ở miền Nam Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu.

Sinh ra trong một gia đình trí thức, bà Điểm, mặc dù là phận gái nhưng ngay từ thuở nhỏ đã được học chữ nghĩa với anh trai mình. Bà học đủ Ngũ Kinh và Tứ Thư, ngoài ra còn được mẹ dạy nghề nữ công gia chánh.  

Thời bấy giờ, bà Đoàn Thị Điểm nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi, đức độ, có tư cách cao thượng, văn tài càng lúc càng thêm lỗi lạc. Quan Thượng Lê Anh Tuấn, vốn đã quen biết nhiều với phụ thân bà Đoàn Thị Điểm, đã nhận bà làm con nuôi bởi yêu mến tài văn chương và đức hạnh của người con gái này. Khi về ở nhà dưỡng phụ tại phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long, bà Điểm có dịp đọc được rất nhiều sách quí trong kho sách của quan Thượng Thư.

Lại nói, quanh đây toàn là dinh thự của các quan lớn trong triều, chưa kể quan lại, văn nhân khắp nơi thường xuyên lui tới nhà quan Đại Thần ở phường Bích Câu để cầu cạnh chức tước bổng lộc, tìm thầy, tìm bạn để luyện tập văn bài, chờ khi ứng thí khoa bảng. Kể từ đó, tiếng tăm về tài ứng đối văn chương và sự khéo léo của tài nữ Đoàn Thị Điểm lại ngày càng vang xa.

Ghi chép lại rằng, có một lần quan Tham Tụng Nguyễn Công Hãn sang chơi bên dinh của Thượng Thư Lê Anh Tuấn, thấy bà Điểm đang đi một mình bên bờ dậu, ông dừng lại, bảo cô Điểm làm câu đối lấy đề tài là đi một mình. Chỉ giây lát, cô Điểm đọc: Đàm luận cổ kim tâm phúc hữu/Truy tùy tả hữu cổ quăng thần (Dịch nghĩa: Bàn chuyện xưa nay, tim bụng là bạn/Đi theo trái phải, tay chân là bờ tôi).

Ông Hãn đã đỗ Tiến sĩ năm 21 tuổi, thường tự phụ về tài mẫn tiệp của mình, nay thấy bà Điểm tại thời điểm đó chưa đầy 20 tuổi mà làm được như vậy thì vô cùng kinh ngạc, khen ngợi luôn miệng. Dưỡng phụ nhiều lần tỏ ý muốn cho tiến cử bà Điểm vào cung Chúa Trịnh để dạy các cung nữ, thể hiện tài năng của mình. Nhưng bà Điểm nhất định từ chối, vì không muốn bị gò bó trong chốn triều đình. 

Chinh phụ ngâm là tác phẩm đưa văn chương của Đoàn Thị Điểm lên đỉnh cao mới
 Chinh phụ ngâm là tác phẩm đưa văn chương của Đoàn Thị Điểm lên đỉnh cao mới

Sau này phụ thân qua đời, bà Điểm trở về ở cùng gia đình anh trai, tiếp quản lớp dạy học của cha. Không lâu sau, anh trai bà Điểm cũng đột ngột ngã bệnh rồi qua đời. Gia cảnh nhà bà Điểm bỗng trở nên hiu quạnh.

Chị dâu trước giờ là tiểu thư quyền quý, nay mất kế sinh nhai, thân còn mang bệnh đậu mùa. Vừa có mẹ già vừa hai cháu nhỏ, bà Điểm phải mở tiệm xem mạch và hốt thuốc Bắc cho dân chúng quanh vùng, để có tiền nuôi mẹ, lo cho 2 cháu và chị dâu. 

Đến giáo thụ dạy nghi lễ trong cung

Sau này, lại có người tiến cử bà Đoàn Thị Điểm vào cung Chúa Trịnh để dạy học, lần này, bà Điểm nhận lời. Mặc dù thời gian ở trong cung không nhiều nhưng đủ để bà Điểm thấy rõ những điều xấu xa, thối nát trong đám quan lại của triều đình. Sau này, bà xin trở về nhà. 

Mặc dù tài liệu về bà Đoàn Thị Điểm không nhiều, nhưng có thể tìm thấy một số bài giảng mà bà Điểm đã dạy lại cho các cung nữ trong cung thời ấy. Trong đó phải nhắc tới tác phẩm “Nữ Trung Tùng Phận” gồm 1.401 câu thơ song thất lục bát, được coi là một áng văn chương tuyệt tác bởi nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Bà đã viết tác phẩm này với tất cả kinh nghiệm sống trong suốt sinh thời: Làm con trong gia đình, phụng dưỡng cha mẹ già, làm em giúp đỡ lo lắng cho anh chị và các cháu, rồi làm vợ, làm mẹ (mẹ nuôi)…

Trong tác phẩm “Nữ Trung Tùng Phận”, bà Điểm giảng: “Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng trần mở Đạo Cao Đài để cứu vớt nhân sanh, lập nên 5 nấc thang tiến hóa cho nhân loại, mà khởi đầu là Nhân đạo, tiến lên kế trên là Thần đạo, rồi Thánh đạo, Tiên đạo và nấc thang thứ năm là Phật đạo”. 

Theo đó, trong phần Nhân đạo, Đức Chí Tôn lấy tinh hoa của giáo lý Nho giáo làm căn bản để giáo hoá nhân sinh, chỉnh đốn kỷ cương xã hội, còn được biết đến là “Nho Tông Chuyển Thế”. Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm hướng tới giáo hóa Nữ phái, lấy Nhân đạo làm nền tảng: Người phụ nữ cần phải trau dồi Tứ Đức, thực hành Tam Tùng, giúp chồng làm nên sự nghiệp, dạy dỗ con cái thành nhân chi mỹ, hữu ích cho xã hội.

Khi đã xong phần Nhân đạo thì nương theo bóng Đức Chí Tôn tìm lên những nấc thang tiến hóa cao hơn là Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo, mà vượt qua bể khổ, thoát đọa luân hồi. Mặt khác, ngay từ thời này, bà Điểm đã có nhiều quan điểm truyền dạy về bình đẳng giới.

Bà cho rằng, cần hướng dẫn người phụ nữ trở lại nền nếp tốt đẹp thời xưa với Tứ Đức, Tam Tùng, nhưng chỉ nên giữ lại phần tinh hoa tốt đẹp, bỏ bớt những điều làm giảm nhân cách phụ nữ và bất bình đẳng với nam phái, cho hợp với trình độ tiến hóa của nhân sinh ngày nay.

Dám học, dám đi thi, dám mở trường học

Dưới thời phong kiến, dù có tài năng uyên bác, người phụ nữ vẫn không được ra khỏi nhà, không được đi thi, không được làm nghề dạy học. Năm 35 tuổi, mặc dù nghề bốc thuốc cũng tạm đủ nuôi gia đình nhưng bà ngẫm nghĩ rằng cái vốn học vấn và văn tài thì chưa có cách gì thi thố được.

Thấy đủ sự thối nát, xuống cấp đạo đức của tầng lớp quan lại, triều đình, bà Điểm xin về quê, không ham danh lợi
 Thấy đủ sự thối nát, xuống cấp đạo đức của tầng lớp quan lại, triều đình, bà Điểm xin về quê, không ham danh lợi

Bà Điểm thường nói: “Xem qua các chuyện đàn bà con gái ngày xưa thì thấy không hiếm kẻ có tài hoa, nhưng chưa từng thấy có kẻ dạy học trò đậu đạt”. Nhân thời nhiễu nhương, bà Đoàn Thị Điểm cho rằng mình đủ tư cách để vượt thói thường nên mở trường học tại nhà, vừa bốc thuốc, vừa truyền đạo thánh hiền. Danh tiếng của bà đã thu phục được lòng người. Con em gần xa nô nức cắp sách đến trường bà Điểm.

Sinh thời, bà Đoàn Thị Điểm có nhiều đóng góp trong giáo dục đương thời trên lĩnh vực dạy học, trọng dụng nhân tài. Về dạy học, ngoài việc dạy học trong triều đình nơi cung vua, phủ chúa bà còn dạy học cho con em nhân dân bằng hình thức mà ngày nay gọi đó là hình thức giáo dục từ xa.

Đó là bà cho mở các lớp học ở các làng quê, sau đó duy trì việc học bằng cách, bà trực tiếp giao đề bài rồi gửi về để học trò học, làm bài, sau đó nộp ống quyển rồi gửi lên Thăng Long để bà xem xét, chấm điểm. Cùng với việc mở ra loại hình giáo dục từ xa, bà còn là người mở ra hình thức khuyến học, đó là việc bà dùng tiền lương mở lớp học ở các làng quê, giúp đỡ các học trò nghèo có điều kiện được đi học.

Cũng thông qua việc chấm thi, bằng tài năng, đức độ và tấm lòng trân trọng người tài, bà đã giúp triều đình lựa chọn tìm ra những người tài ra giúp nước. Có thể nói công lao của bà đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà rất lớn, đương thời bà được các nho sĩ, danh sĩ và người dân đánh giá rất cao. Khi bà mất, nhân dân đã xây tháp mộ để hương khói. Trong số học trò nhỏ của bà về sau có nhiều người thành đạt, như Đào Duy Doãn quê ở xã Chương Dương, đỗ Tiến sĩ năm 1763. 

Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, dường như vào thời trung đại, duy nhất có bà Đoàn Thị Điểm là nữ mở trường dạy học và trở thành danh sư. Dù ở xã hội phong kiến không dành cho phụ nữ những ngôi vị quan lại và có điều kiện thi cử ngang hàng với nam giới; bà Điểm không hề kém tiếng ở đất kinh kỳ về văn thơ, nổi tiếng về sự nghiêm nghị, đoan trang, cứng cỏi.

Với những tác phẩm để lại cho đời, bà đã được người đương thời tôn vinh là một nữ sĩ có thi tài lỗi lạc, với lời thơ tao nhã, đài các, bóng bẩy, giàu âm điệu và là một phụ nữ mẫu mực nho phong, đầy đủ hiếu thảo, nghĩa khí. 

Nhận thức về bình đẳng giới từ rất sớm, tác phẩm “Truyền kỳ tân phả” của bà Đoàn Thị Điểm mang nội dung đề cao hình ảnh người phụ nữ đương thời. Cùng với bản dịch chữ nôm “Chinh phụ ngâm” đầu tiên đã đưa bà Đoàn Thị Điểm lên thành một đỉnh cao văn chương thời bấy giờ. Đây cũng là yếu tố làm nên tên tuổi cùng với sự nghiệp của bà Đoàn Thị Điểm sống mãi với hậu thế.                              

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).