Đình chỉ thi hành án: Còn nhiều quan điểm khác nhau

Một vụ cưỡng chế THADS ở Bắc Ninh.
Một vụ cưỡng chế THADS ở Bắc Ninh.
(PLO) - Thực tiễn thi hành án dân sự (THADS) có những vụ việc rất khó thi hành, nhiều quan điểm nhìn nhận, đánh giá và vận dụng pháp luật chưa mang tính thống nhất. Trong đó có phần xuất phát nguyên nhân từ sự nhận thức điều luật khác nhau của các chủ thể thực thi pháp luật nên cách vận dụng điều luật vào thực tiễn thi hành cũng khác nhau, dẫn đến vụ việc xử lý đôi khi bị sai sót mà hậu quả không lường hết được, có vụ việc chấp hành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường nhà nước. 

Để làm sáng tỏ những vấn đề cần trao đổi, tác giả bài viết muốn nêu lên những tình huống xảy ra ở thực tế. Đó là những vụ tranh chấp dân sự về hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn là vợ chồng bà Trịnh Thị S vừa là người được thi hành án của 03 Quyết định công nhận hòa giải thành số 02/DSST, số 05/DSST và số 06/DSST ngày 20/9/2015 Tòa án nhân dân TP H, với tổng số tiền mà buộc các bị đơn là vợ chồng ông Nguyễn Văn D, bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị C phải trả là 900 triệu đồng và lãi chậm thi hành án.

Đồng thời, bà Trịnh Thị S là người phải thi hành án theo 02 bản án số 11/DSST và số 12/DSST ngày  24/3/2014 với số tiền phải nộp án phí dân sự sơ thẩm (DSST) của hai bản án là gần 100 triệu đồng.

Quá trình tổ chức thi hành các bản án và quyết định của Toà án, xác minh thực tế tại địa phương nơi cung cấp bà Trịnh Thị S là Giám đốc công ty TNHH X và tại thời điểm xác minh THA thì công ty không còn hoạt động, kinh doanh thua lỗ và không có khả năng trả nợ, bản thân và gia đình bà S cũng không có tài sản, thu nhập gì để đảm bảo THA theo trách nhiệm hữu hạn của quy định Luật Doanh nghiệp.

Do đó, cơ quan thi hành án đã ra Quyết định chưa có điều kiện thi hành theo quy định tại điều 44a Luật THA được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đối với 02 Bản án số 11/DSST và số 12/DSST ngày  24/3/2014 về khoản tiền 100 triệu đồng án phí DSST. 

Sau đó, đến năm 2016, bà S mới có đơn yêu cầu thi hành đối với 03 Quyết định công nhận hòa giải thành số 02/DSST, số 05/DSST và số 06/DSST ngày 20/9/2015. Qua xác minh điều kiện THA thì vợ chồng ông D, bà B, bà C đều có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, không nghề nghiệp ổn định, đi làm thuê kiếm sống, thu nhập bất bênh, chỉ đủ lo cuộc sống tối thiểu của gia đình. Ngoài ra chỉ có duy nhất một ngôi nhà cấp 4 có giá trị khoảng hơn 100 triệu đồng (chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất) là nơi mỗi gia đình nương tựa sinh sống hàng ngày.

Quá trình giải quyết việcTHA, bà S đã thỏa thuận với vợ chồng ông D, bà B, bà C không yêu cầu thi hành án và từ bỏ quyền lợi được hưởng,  yêu cầu cơ quan thi hành án ra Quyết định đình chỉ thi hành theo điểm c khoản 1 Điều 50 Luật THADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014, nảy sinh nhiều quan điểm, ý kiến không thống nhất và trái chiều nhau về việc đình chỉ thi hành như sau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng:

Với tình huống đưa ra thì bà Trịnh Thị S là người phải thực hiện nghĩa vụ phải thi hành 02 Bản án số 11/DSST và số 12/DSST ngày 24/3/2014 với số tiền phải nộp án phí DSST là 100 triệu đồng. Đồng thời là người được hưởng quyền lợi trong 03 Quyết định số 02/DSST, số 05/DSST và số 06/DSST ngày 20/9/2015 với số tiền được hưởng 900 triệu đồng và lãi chậm thi hành án.

Trường hợp bà S từ bỏ quyền lợi được hưởng của 03 Quyết định của Tòa án trong khi đó không còn tài sản thi hành khoản án phí thì việc yêu cầu đình chỉ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba là Nhà nước. Do đó, việc thỏa thuận đình chỉ đó là không phù hợp với quy định tại Điều 6; điểm c khoản 1 Điều 50 Luật THADS; Khoản 3, Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ.

Quan điểm thứ hai cho rằng:

Việc bà S không yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành là ý chí tự nguyện của bà với các bên đương sự, bà S từ bỏ quyền lợi được hưởng theo án tuyên và xét thấy hoàn cảnh gia đình của cặp vợ chồng ông D, bà B, bà C thực tế rất khó khăn, không khả năng trả nợ, chỉ có một ngôi nhà duy nhất, không còn tài sản nào khác để đảm bảo thi hành án.

Tài sản đó chưa được Nhà nước cấp giấy chứng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất thì cũng không thể tiến hành kê biên, xử lý được. Nếu bán đấu giá sẽ không có người mua vì vướng mắc trong việc hoàn thiện thủ tục pháp lý cho người mua được tài sản bán đấu giá. Trường hợp kê biên, xử lý được đi chăng nữa thì vấn đề cưỡng chế giao nhà cho người mua trúng đấu giá, cưỡng chế đưa cả gia đình ra khỏi nhà cũng gặp nhiều khó khăn.

Cần tổ chức cuộc họp liên ngành nếu Viện kiểm sát thống nhất cho rằng không ảnh hưởng đến người thứ ba thì chấp hành viên đề xuất Chi cục Trưởng ra quyết định đình chỉ theo điểm c khoản 1 Điều 50 Luật THADS là đúng quy định. Còn việc bà S phải thi hành khoản án phí xử lý chưa điều kiện theo điểm a khoản 1 Điều 44a Luật THADS là phù hợp hơn.

Quan điểm thứ ba cho rằng: 

Theo quan điểm thứ nhất là đúng quy định và phù hợp hơn. Bởi vì, áp dụng theo quy định Điều 6; điểm c khoản 1 Điều 50 Luật THADS; Khoản 3, Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015. Như vậy, chúng ta xem xét dựa trên các phương diện về cơ sở pháp lý có phù hợp không và đúng thực tế việc thỏa thuận đó có nhằm trốn tránh nghĩa vụ hay không, mới xác định được việc đình chỉ đó có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba…

Theo tình huống đưa ra thì bà S là người được thi hành với số tiền 900 triệu đồng và người phải thi hành trả cho bà S đều có tài sản là ngôi nhà cấp 4 có giá trị hàng trăm triệu đồng, có thể đảm bảo thi hành theo 03 Quyết định công nhận hòa giải thành số 02/DSST, số 05/DSST và số 06/DSST ngày 20/9/2015. Tuy nhiên, không đủ đảm bảo hết nghĩa vụ dân sự trả cho bà S nhưng cũng có thể đảm bảo một phần đủ để bà S thi hành khoản án phí 100 triệu đồng cho Nhà nước.

Trường hợp việc bà S và các vợ chồng ông D, bà B, bà C thỏa thuận đình chỉ trốn tránh nghĩa vụ nộp án phí là không phù hợp, việc thỏa thuận đó là vi phạm điều cấm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba (Nhà nước). Còn quan điểm thứ hai  cho rằng, tài sản của những người phải thi hành án chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận về quyền tài sản thì không thể kê biên, xử lý được là hoàn toàn chưa phù hợp.

Có những vụ việc cũng có thể áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ để kê biên, xử lý. Tuy ngôi nhà cấp 4 chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên vận dụng theo điều 110 Luật THADS để xử lý là phù hợp và đúng quy định pháp luật hơn và bảo vệ được quyền lợi cho các bên đương sự và người thứ ba. 

Song vẫn xét thấy điều kiện của người phải thi hành án rất khó khăn thì chấp hành viên cần phải nâng cao kỹ năng thuyết phục các cặp vợ chồng ông D, bà B, bà C nộp đủ số tiền 100 triệu đồng đủ để bà S thi hành khoản án phí còn lại đình chỉ theo thỏa thuận của các bên đương sự là hiệu quả hơn, vừa giải quyết được 05 quyết định thi hành xong và vừa bảo vệ được quyền lợi cho Nhà nước và các bên đương sự.

Tác giả bài viết cũng đồng tình theo quan điểm thứ ba, nhưng chỉ là quan điểm cá nhân, để góp phần tìm ra giải pháp xử lý vừa hợp tình, hợp lý và đúng quy định pháp luật, tác giả bài viết mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của quý đồng nghiệp, nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động THADS.  

Tin cùng chuyên mục

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar
(PLVN) -Trong khuôn khổ tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 27/10 đến 1/11/2024, vào ngày 31/10/2024, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh và Bộ trưởng Tư pháp Nhà nước Qatar Ibrahim bin Ali Al Mohannadi đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về pháp luật giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhà nước Qatar.

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam
(PLVN) - Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Ngành Giáo dục & Đào tạo hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
(PLVN) - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận. 

Bảo đảm chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp

Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 31/10, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo về dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Bộ trong công tác truyền thông chính sách

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2024. Tham dự buổi làm việc có Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh.