Điều nên làm và không nên làm tại nhà khi trẻ sốt cao co giật

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình trạng trẻ co giật, cha mẹ thường hay lúng túng, thiếu bình tĩnh, không biết cách xử trí. Chuyên gia Khoa Nhi – Bệnh viện Quân y 103 hướng dẫn những việc nên làm và không nên làm tại nhà khi trẻ co giật do sốt...

Khi sốt cao hệ thần kinh dễ bị kích thích, đặc biệt ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi (do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện) nên nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến co giật. Sốt cao hơn 39 độ C dễ gây co giật. Co giật do sốt thường xảy ra ở những trẻ bị sốt virus, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa…

Trẻ co giật có thể có các biểu hiện như nôn ói, trợn mắt, nghiến răng, sùi bọt mép, tím tái, mất ý thức, tay chân co quắp.

Xử trí bước đầu cho trẻ co giật do sốt là rất cần thiết. Tuy nhiên, đứng trước tình trạng trẻ co giật, cha mẹ thường hay lúng túng, thiếu bình tĩnh, không biết cách xử trí. Chuyên gia Khoa Nhi – Bệnh viện Quân y 103 hướng dẫn những việc nên làm và không nên làm tại nhà khi trẻ co giật do sốt.

Cách nên làm tại nhà

Cho trẻ nằm nghiêng một bên (thường nghiêng bên phải), đầu hơi ngửa để đờm rãi hay chất nôn chảy ra ngoài tránh sặc, không được gập cổ để đường thở thẳng cho trẻ dễ thở;

Đặt khăn mềm hoặc gạc sạch vào giữa 2 hàm răng trẻ tránh tổn thương lợi;

Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo nếu trẻ đang mặc nhiều quần áo;

Cho trẻ dùng hạ sốt bằng thuốc hạ sốt đặt hậu môn (Efferalgan viên đặt hậu môn) với liều 15mg/kg/1 lần nếu trẻ sốt hơn 38 độ C;

Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ;

Chườm nước ấm cho trẻ ở trán, nách, bẹn giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn;

Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát và tìm nguyên nhân gây bệnh.

Những điều không nên làm

Không nên cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì kể cả thuốc hạ sốt vì khi đó trẻ mất ý thức không thể nuốt được, rất dễ sặc;

Không nên cho tay vào miệng trẻ để tránh biến chứng cắn vào lưỡi của trẻ vì lưỡi của trẻ to và ngắn hay bị đẩy tụt ra sau nên ít khi trẻ bị cắn vào lưỡi như người lớn. Đưa tay vào miệng trẻ còn gây ra hậu quả không tốt như chảy máu tay, tổn thương niêm mạc miệng, không đảm bảo vệ sinh;

Không nên ôm hay giữ chặt tay, chân trẻ trong khi co giật vì làm thế có thể gây gãy xương, chấn thương dây chằng, trật khớp;

Không dùng cồn hay nước đá để lau, chườm cho trẻ.

Phòng cơn co giật do sốt cao:

– Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ.

– Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên trong những ngày trẻ ốm bằng cách cặp nhiệt độ (đặc biệt về đêm, tránh ngủ quên).

– Cởi bớt quần áo, mặc quần áo mỏng dễ thoát nhiệt, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ khi trẻ sốt.

– Lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 380C kẹp nách.

– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn, uống nước oresol, nước hoa quả để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻ.

– Đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giật.

– Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa… hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe.

– Chú ý khi khỏi bệnh cũng cần chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung các thực phẩm để cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng kết hợp vệ sinh răng miệng, mũi họng, vệ sinh cơ thể thường xuyên cho bé đặc biệt là các bé suy dinh dưỡng hoặc hay ốm để tránh lây bệnh.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.