Điều chỉnh Quy hoạch điện VII: Tiết kiệm 50 tỷ USD?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Quy hoạch điện VII mới thực hiện được 4 năm nhưng nay phải đưa vào diện phải điều chỉnh do quy hoạch đã dự báo nhu cầu điện quá lớn dẫn tới nhu cầu vốn đầu tư quá nhiều và nền kinh tế không đủ sức để đáp ứng.  
Dự báo không sát thực tế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu giải trình, tiếp thu ý kiến của các bộ, tập đoàn, hội đồng thẩm định để hoàn thiện Dự thảo Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VII.
Bản quy hoạch nói trên được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1208 ngày 21/7/2011. Sau 4 năm thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế thì quy hoạch này cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi trong triển khai. 
Theo Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam (VUSTA), một trong những lý do phải điều chỉnh lại là do quy hoạch dự báo nhu cầu điện lớn dẫn tới nhu cầu vốn đầu tư quá nhiều và nền kinh tế không đủ đáp ứng. Ngoài ra, huy động nhà máy nhiệt điện chạy than quá cao dẫn tới nhu cầu than cung cấp cho điện quá lớn, cung không đủ cầu, kể cả nhập khẩu. 
Một nghiên cứu của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) và Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam chỉ ra, khi tính toán xây dựng, Quy hoạch điện VII đặt ra 3 kịch bản phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải đáp ứng đủ điện năng, nhưng do nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp hơn “kịch bản” dẫn đến nhu cầu điện năng thấp hơn so với quy hoạch, chỉ đạt 89% so với dự báo. 
Ông Trần Đình Sinh, Phó Giám đốc GreenID cho biết, quy hoạch dự báo GDP của giai đoạn 2010 đến 2020 đạt từ 7,5 đến 8% nhưng tốc độ tăng trưởng thực tế thấp hơn nhiều. Vì thế, chỉ tính tới năm 2013, sau hơn 3 năm thực hiện Quy hoạch VII, giữa dự báo và thực tế đã có những con số vênh nhau khá xa. 
Cụ thể, nếu như nhu cầu về năng lượng điện năm 2013 theo quy hoạch dự báo là 131 tỷ kWh thì thực tế  chỉ có 115 tỷ kWh (chênh 16 tỷ kWh); mức công suất quy hoạch dự báo là 23.957 MW thì kết quả thực tế chỉ là 20.010 MW (chênh 3.947 MW); tốc độ tăng trưởng điện 2011-2013 quy hoạch dự báo là 14,1% nhưng thực tế chỉ là 9,9% (chênh 4,2%). 
“Dự báo nhu cầu điện là khâu quan trọng nhất trong quy hoạch phát triển điện, dự báo chính xác hoặc tương đối chính xác sẽ giúp cho sự phát triển hài hòa của nguồn điện, truyền tải và phân phối điện” - ông Sinh nhấn mạnh.
Gánh nặng cho nền kinh tế
Theo Quy hoạch điện VII, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020 lên tới 48,8 tỷ USD, bình quân 4,88 tỷ USD/năm; giai đoạn 2021-2030 sẽ là 75 tỷ USD, bình quân 7,5 tỷ USD/năm. 
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, con số này là quá lớn. Không những dự báo nhu cầu điện quá cao, quy hoạch còn chưa đánh giá đầy đủ đến vai trò của tiết kiệm điện, chưa chú ý và quan tâm đầy đủ tới phát triển bền vững, an ninh năng lượng. 
Theo ông Sinh, do dự báo phụ tải (nhu cầu điện năng) lớn như vậy sẽ dẫn đến khó khả thi khi thực hiện vì đòi hỏi vốn quá lớn, lãng phí, khó khăn trong giải phóng mặt bằng, xây dựng. Thậm chí, nếu xây dựng xong sẽ thừa, gây lãng phí nguồn vốn lớn và gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn. 
Sử dụng phương pháp tính toán theo hướng tiếp cận từ dưới lên và sử dụng dự báo tốc độ tăng trưởng GDP theo Chỉ thị 22 ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, một nghiên cứu độc lập của GreenID đưa ra những chỉ tiêu khác xa so với Quy hoạch điện VII.  
GreenID đề xuất sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được xem là một biện pháp làm giảm nhu cầu điện năng. Theo nghiên cứu của tổ chức này, tiềm năng tiết kiệm điện của các ngành là khá lớn: tiêu dùng dân cư là 2,4%, ngành công nghiệp 4,9%, ngành dịch vụ thương mại là 2,6% vào năm 2020 và lần lượt là 5,7%, 9,8% và 15,3% vào năm 2025.  
Đáng chú ý, từ căn cứ tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành, nghiên cứu khả năng thay thế năng lượng hóa thạch, cụ thể là nhiệt điện đốt than bằng năng lượng tái tạo,  nhu cầu điện năng mà tổ chức nghiên cứu độc lập này tính toán so với Quy hoạch điện VII cho thấy mức giảm sản lượng từ 151 tỷ kWh đến 208 tỷ kWh, tương đương với tổng công suất 35.000MW đến 45.000MW, trong đó 5.000MW điện nguyên tử và khoảng 30-40.000 MW nhiệt điện than, giảm khoảng 45 - 50 tỷ USD đầu tư cho xây dựng nhà máy điện mới mà vẫn đáp ứng nhu cầu. 
Hiện Quy hoạch điện VII đang được Bộ Công Thương giao Viện Năng lượng xem xét hiệu chỉnh và đang trong giai đoạn lấy ý kiến các chuyên gia trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.