Điều bí ẩn giúp một quốc đảo nhỏ bé không bị dịch COVID-19 “nhấn chìm“

Y tá kiểm tra thân nhiệt người đi đường tại một ổ dịch Covid-19 ở Northcross trên Bờ Bắc tại Auckland, New Zealand. Ảnh: CNN
Y tá kiểm tra thân nhiệt người đi đường tại một ổ dịch Covid-19 ở Northcross trên Bờ Bắc tại Auckland, New Zealand. Ảnh: CNN
(PLVN) - New Zealand, một quốc đảo nhỏ với dân số chỉ dưới 5 triệu người, đã đi được nửa chặng đường trong một tháng phong tỏa, với mục đích không chỉ hạn chế lây nhiễm mà còn tiến tới loại bỏ virus bằng những lợi thế bí ẩn của một quốc đảo ở Châu Đại dương.

Theo CNN, New Zealand đang làm được điều mà nhiều quốc gia mong muốn: trong bốn ngày liên tiếp, các trường hợp nhiễm virus corona mới ở nước này đã giảm. 

Hôm 9/4, nước này đã báo cáo 29 trường hợp nhiễm mới và nghi nhiễm nâng tổng số ca nhiễm của New Zealand lên 1.239. Điều đáng nói là trong số đó chỉ có 1 ca tử vong, 14 người đang ở trong bệnh viện và 317 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục.

Đối với các quốc gia khác, những dấu hiệu tích cực đó có thể là một lý do để dỡ bỏ các hạn chế. Như Đan Mạch, nơi có ít nhất 5.597 trường hợp và 218 người chết vì virus corona, tuyên bố sẽ bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa vào tuần tới nếu các trường hợp vẫn ổn định.

Nhưng ở New Zealand, Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết trong họp báo hôm 9/4, bà vẫn đang cho thực hiện lệnh hạn chế tối đa ở biên giới. Tất cả những người New Zealand quay về nước sẽ phải cách ly hai tuần bắt buộc trong cơ sở cách ly tập trung, thay vì tự cách ly tại nhà. Còn người nước ngoài đã bị tạm dừng nhập cảnh vào NZ kể từ ngày 20/3.

"Nhưng bài học thực sự từ New Zealand là sự kết hợp giữa khoa học và lãnh đạo tốt", Giáo sư Michael Baker, từ Sở Y tế Công cộng thuộc Đại học Otago, người đã giúp tư vấn cho chính phủ về các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 đánh giá.

"Ở nửa chặng đường, tôi không ngần ngại nói rằng những gì người New Zealand đã làm trong hai tuần qua là rất lớn", bà Ardern nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm.

"Bạn đã đưa ra quyết định rằng cùng nhau, chúng ta có thể bảo vệ lẫn nhau. Bạn làm. Bạn cứu được mạng sống. Nhưng như tôi đã nói, đây sẽ là một cuộc chạy đua đường dài" - Thủ tướng Jacinda Ardern khẳng định.

Baker cho biết ông đã "thực sự thất vọng" rằng các quốc gia như Mỹ và Anh, nơi có tài nguyên khoa học hàng đầu thế giới đã không thể làm tốt hơn trong cuộc chiến chống virus corona so với các quốc gia có nguồn lực tương đối hạn chế như New Zealand.

Khởi đầu của New Zealand

Trong cuộc chiến chống lại virus corona, New Zealand có hai lợi thế chính: địa lý và thời gian.

Vào ngày 28/2, New Zealand đã xác nhận trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên, hơn một tháng sau khi Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên. Và vào ngày 29/3, New Zealand xác nhận cái chết đầu tiên và là ca tử vong duy nhất do virus corona cho đến nay, trong khi số ca tử vong của Mỹ đã trên 10.000 người. 

"Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã có thêm một chút thời gian để suy nghĩ về virus corona và chúng tôi có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Trung Quốc", Giáo sư Michael Baker cho biết.

Theo nhà vi sinh học Siouxsie Wiles của Đại học Auckland, New Zealand cũng có lợi thế là một hòn đảo cách xa hầu hết các quốc gia khác, với ít chuyến bay hơn nhiều nơi khác. Đó là điều Thủ tướng Ardern đã nhận định. Trong phát biểu tại họp báo hôm 9/4, bà đã  lưu ý rằng việc trở thành một hòn đảo là "lợi thế khác biệt trong khả năng loại bỏ virus của chúng tôi".

Dòng khẩu hiệu "Hãy an toàn, NZ" trên hàng rào một nhà tại Auckland, New Zealand. Ảnh: CNN
Dòng khẩu hiệu "Hãy an toàn, NZ" trên hàng rào một nhà tại Auckland, New Zealand. Ảnh: CNN

Quy định cách ly 2 tuần đối với mọi người nhập cảnh vào New Zealand trong hai tuần được ban hành từ ngày 14/3 khi New Zealand mới có 6 trường hợp nhiễm virus và đó là một trong những hạn chế biên giới nghiêm khắcnhất trên thế giới thời điểm đó.

Ngày 19/3, Thủ tướng Ardern quy định tạm dừng nhập cảnh cho người nước ngoài vào New Zealand  thì nước này, có 28 trường hợp được xác nhận. Và vào ngày 23/3, khi Ardern thông báo rằng đất nước đangphong tỏa thì New Zealand có 102 trường hợp nhiễm virus được xác nhận và không có trường hợp tử vong.

"Ở đây, tại New Zealand, chúng tôi không có nhiều giường chăm sóc đặc biệt so với một số quốc gia khác. Đó là lý do tại sao (Thủ tướng Ardern) hành động rất nhanh", nhà vi sinh học Siouxsie Wiles giải thích.

Tại sao New Zealand chỉ có một ca tử vong?

Một điều khác mà New Zealand có đang phát huy lợi thế của mình là độ tuổi trẻ tương đối của những người đã bị nhiễm virus corona.

Những người từ 20 đến 29 tuổi chiếm dưới 25% các trường hợp dương tính và nghi nhiễm ở New Zealand, trong khi những người từ 30 đến 39 tuổi chiếm 15%. Còn theo báo cáo do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đưa ra, trong 2.500 bệnh nhân ở Mỹ, 29% ở độ tuổi từ 20 đến 44. Các quốc gia trên thế giới luôn thấy tỷ lệ tử vong Covid-19 cao hơn nhiều ở bệnh nhân cao tuổi so với bệnh nhân trẻ tuổi.

Lý do tại sao người New Zealand trẻ có thể có tỷ lệ nhiễm virus corona cao hơn là do họ đi du lịch. Chỉ hơn 40% trường hợp công dân New Zealand vẫn du lịch nước ngoài khi có dịch, trong khi nhiều người trẻ vội vã trở lại New Zealand sau khi Thủ tướng Ardern tuyên bố hạn chế biên giới. Baker đánh giá đó là "hiệu ứng du lịch lành mạnh."

"Những người đi du lịch thường có sức khỏe tốt hơn hầu hết mọi người. Chúng tôi biết rằng nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều ở những người già và những người mắc bệnh mãn tính và họ có xu hướng đi du lịch ít hơn", ông nói. "Các kết quả rất tốt cho đến nay ở New Zealand là vì các trường hợp nhiễm virus là các nhóm tuổi trẻ hơn và họ đã tương đối khỏe mạnh."

New Zealand có thể thành công trong việc dập tắt dịch do virus corona?

Chắc chắn có lý do để lạc quan một cách thận trọng rằng kế hoạch phòng chống COVID-19 của New Zealand đang phát huy tác dụng, nhưng cả Wiles và Baker đều đồng ý rằng "còn quá sớm để ăn mừng".

Thủ tướng Ardern cho biết bà vẫn chưa có kế hoạch sớm gỡ bỏ lệnh phong tỏa ( được quy định kéo dài một tháng), thậm chí có thể gia hạn thêm vì "nếu chúng ta thay đổi quá sớm, chúng ta sẽ đi lùi", bà nói trong họp báo hôm thứ Năm.

"Trong khi kế hoạch A vẫn là "dập tắt" virus corona, thì có kế hoạch B", Baker nói. "Điều đó liên quan đến việc chuẩn bị hệ thống y tế cho số lượng lớn người bị bệnh nặng. Và ngay cả khi kế hoạch A hoạt động, New Zealand vẫn sẽ phải là một hòn đảo cô lập, có thể nói, trong một thời gian nữa".

Theo ông Baker, New Zealand sẽ "chờ vắc-xin tốt và thuốc chống virus tốt" trước khi "rời chiếc thuyền chống dịch COVID-19".

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.