Điện Kremlin nói gì về việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bên thứ ba tham gia vào xung đột ở Ukraine

Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars trong một buổi lễ gửi khí tài quân sự đến gần Moscow để chuẩn bị cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ. Ảnh: Getty
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars trong một buổi lễ gửi khí tài quân sự đến gần Moscow để chuẩn bị cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ. Ảnh: Getty
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trả lời câu hỏi hỏi liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có đề nghị trong tuyên bố trước đó rằng ông sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bên thứ ba tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói "không".

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với đài PBS rằng không có ai ở Nga đang xem xét ý tưởng sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng ông lưu ý rằng, "đừng can thiệp, nếu bạn làm vậy, chúng tôi có mọi khả năng để ngăn chặn điều đó và trừng phạt tất cả những ai sẽ can thiệp (cuộc xung đột ở Ukraine - PV)".

Khi được hỏi liệu ông có thể thay mặt Nga loại trừ việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột này hay không, người phát ngôn Điện Kremlin nói: “Không ai nghĩ đến việc sử dụng… kể cả về ý tưởng sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 26/3, cựu Tổng thống, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng học thuyết hạt nhân của Moscow không yêu cầu nhà nước đối phương sử dụng những vũ khí như vậy trước. Ông cho biết, Moscow có thể tấn công kẻ thù chỉ sử dụng vũ khí thông thường trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu trước các tướng lĩnh, tuyên bố ưu tiên "sẵn sàng" hạt nhân.

Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được phóng bởi tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh vào năm 2020. Những tên lửa như vậy có thể được gắn đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Bộ phận báo chí Bộ Quốc phòng Nga/AP

Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được phóng bởi tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh vào năm 2020. Những tên lửa như vậy có thể được gắn đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Bộ phận báo chí Bộ Quốc phòng Nga/AP

Tổng thống Putin đã thiết lập mối đe dọa hạt nhân khi bắt đầu chiến tranh, cảnh báo rằng sự can thiệp của phương Tây sẽ gặt hái “hậu quả mà bạn chưa từng thấy”. Nga có khoảng 6.000 đầu đạn hạt nhân - kho dự trữ vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.

Ông Medvedev nói: “Chúng tôi có một tài liệu đặc biệt về răn đe hạt nhân. Văn bản này chỉ rõ những căn cứ mà Liên bang Nga được quyền sử dụng vũ khí hạt nhân. Có một vài trong số đó, hãy để tôi nhắc họ với các bạn: đầu tiên là tình huống Nga bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Trường hợp thứ hai là bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào khác chống lại Nga hoặc các đồng minh của Nga.

Thứ ba là một cuộc tấn công vào một cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ làm tê liệt các lực lượng răn đe hạt nhân của chúng tôi. Và trường hợp thứ tư là khi một hành động xâm lược được thực hiện chống lại Nga và các đồng minh của họ, gây nguy hiểm cho sự tồn tại của chính đất nước, ngay cả khi không sử dụng vũ khí hạt nhân, tức là với việc sử dụng vũ khí thông thường”.

Thủ tướng Medvedev nói thêm rằng “quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước chúng tôi, không cho ai có lý do để nghi ngờ dù chỉ là nhỏ nhất rằng chúng tôi sẵn sàng đáp trả xứng đáng mọi hành vi xâm phạm đến nền độc lập của đất nước mình”.

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.