Diễn đàn kinh tế 2020: Động lực tăng trưởng từ thể chế!

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế 2020
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế 2020
(PLVN) - Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế 2020, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS Vũ Tiến Lộc đã nhấn mạnh, mặc dù những năm qua Đảng và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách về thể chế và môi trường kinh doanh (MTKD) song đây vẫn là động lực quan trọng để Việt Nam tiếp tục tích lũy động năng cho cho kỳ tăng trưởng mới…

Với chủ đề “Tích luỹ động năng cho chu kỳ tăng trưởng mới”, Diễn đàn kinh tế 2020 do VCCI tổ chức chiều qua (5/12) đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia kinh tế cùng đại diện các tổ chức quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp (DN)…

Muốn phát triển hơn thì cần nỗ lực hơn

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch VCCI khẳng định, trong năm qua Đảng và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách về thể chế và MTKD. Dẫn báo cáo mới đây của U.S. News & World Report, trong đó, Việt Nam đã nhảy vọt từ vị trí 23 năm 2018 lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư; Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng thuộc mức cao so với các nước ở trong châu Á, Chủ tịch VCCI cho rằng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động thì đây là con số rất quan trọng.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về lạm phát, thâm hụt ngân sách hay quy mô dự trữ ngoại hối đều được cải thiện trong thời gian vừa qua giúp tăng cường sức chống chịu với những cú sốc có thể diễn ra trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam. “Chúng ta có một hệ số tương đối yên lòng để có thể phát triển trong thời gian tới. Nhưng chúng ta mong muốn có sự phát triển hơn nữa thì cần phải nỗ lực hơn nữa” – Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Bằng số liệu vừa cập nhật của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Chủ tịch VCCI cho biết, mức tăng trưởng GDP năm 2019 có thể đạt 7,02%. "Con số này tăng khá cao và lạc quan so với dự báo 6,82% được chính CIEM đưa ra 3 tháng trước" - ông Lộc nói.

Tuy nhiên, là nền kinh tế có độ mở cao, theo TS Vũ Tiến Lộc, Việt Nam sẽ phải dè chừng nguy cơ từ xu thế tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới trong thập niên tới. Đó còn là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước, nợ công cao... sẽ mang đến những thách lớn khó lường.

“Chủ nghĩa bảo hộ và sự bế tắc của chủ nghĩa đa phương, sự biến đổi khí hậu và sự già hoá dân số… là những nhân tố tác động cản trợ tới sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. Niềm tin và sự đầu tư của cộng đồng DN sẽ quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và muốn bứt phá hơn, động lực cải cách chính là thể chế mà trước hết là thể chế đối với DN…” – TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh…

Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng Chính phủ đã nỗ lực thì cần phải nỗ lực hơn nữa. “Vấn đề thực thi rất bất cập, có những nghị định, thông tư biết chắc chắn chưa tốt cho DN nhưng 1 năm mới sửa đổi, ví dụ Nghị định 20 về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết vừa rồi...” - TS Lực dẫn chứng…

Đề xuất thành lập Cơ quan giám sát ban hành và thực thi pháp luật

Đồng tình với khẳng định của TS Vũ Tiến Lộc, Phó Viện tưởng CIEM, ông Phan Đức Hiếu đã lý giải vì sao cải cách thể chế là quan trọng nhất? Lấy hình ảnh DN phải “còng lưng gánh nặng chi phí”, Phó Viện trưởng CIEM đã chỉ ra 5 loại chi phí mà DN đang phải gánh hiện nay, đó là: Chi phí về thủ tục hành chính, chi phí phí và lệ phí, chi phí đầu tư, chi phí cơ hội và chi phí phi chính thức. Chưa kể những chi phí này đang làm “méo mó” thị trường như chi phí không chính thức.

Ông Hiếu cũng khẳng định nỗ lực của Chính phủ trong 5 năm qua là rất lớn, từ năm 2014, năm nào Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết 19, Nghị quyết 02), Chính phủ yêu cầu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh, đặt mục tiêu 1 triệu DN hoạt động đến năm 2020…

Mặc dù năm 2019 Việt Nam đã có những bước cải tiến trong xếp hạng năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo… so với năm 2018, nhưng nhìn xa hơn so với năm 2014, theo ông Hiếu, có rất nhiều điều đáng suy nghĩ, nhất là so với các nước như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam gọi là có “nhúc nhích” về cải cách. Đặc biệt, những điểm cải cách của Việt Nam được WB ghi nhận ngày càng ít…

“Đáng chú ý, khi đo tác động của cải cách đến DN, có những cải cách tác động ngược, gần như không gian cải cách rất hẹp…” - ông Hiếu lưu ý.

Giải thích rõ hơn về “cải cách ngược”, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng trong công cuộc cải cách, bộ, ngành là quan trọng nhất nhưng họ không có động lực mà cải cách từ trên ép xuống nên cải cách rất khó thành công. “Kết thúc tháng 6/2018 là thời hạn các bộ, ngành phải cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh, nhưng ai dám đảm bảo từ đó đến nay những điều kiện kinh doanh mới được các bộ, ngành ban hành ít hơn cái cắt giảm?” - ông Hiếu nghi ngờ.

Từ thực tế đó, cũng với kinh nghiệm quốc tế, ông Hiếu cho rằng Việt Nam đang thiếu một cơ quan điều phối giám sát và thực thi cải cách. “Trong điều kiện hiện nay, đề xuất thành lập một cơ quan mới là khó nhưng Chính phủ cần cân nhắc mô hình cơ quan giám sát ban hành và thực thi pháp luật như kinh nghiệm các nước  bởi động lực cải cách hiện nay đang có vấn đề…” - đại diện CIEM đề xuất. 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.