Điểm sáng phát triển kinh tế - xã hội ở Giồng Riềng

Thị trấn Giồng Riềng phấn đấu trở thành đô thị loại IV.
Thị trấn Giồng Riềng phấn đấu trở thành đô thị loại IV.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ mặt đô thị, nông thôn đều khởi sắc, đời sống người dân không ngừng được nâng cao, đó là những điểm sáng của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, trong năm qua.

Hài lòng của người dân và doanh nghiệp

Vào những cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những con đường dẫn về trung tâm hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Giồng Riềng luôn rực rỡ cờ, hoa như chào đón khách phương xa. Những con đường đất đá lầy lội xưa đã được láng nhựa hoặc bê tông phẳng phiu. Đường sá đi lại thuận tiện cũng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư lớn đến với Giồng Riềng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bí thư Huyện uỷ Giồng Riềng Nguyễn Văn Hiền cho biết, năm 2023, người dân ở huyện nhà cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn kéo dài, có lúc gay gắt. Trong khi đó, giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất và vật liệu xây dựng từng lúc tăng cao, thậm chí có hiện tượng khan hiếm, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, Huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo theo hướng tận dụng lợi thế, cơ hội, khắc phục khó khăn, xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của cả năm và từng thời gian. Đồng thời, huyện phát huy vai trò của người đứng đầu các cấp trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cùng với sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp nên đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Bí thư Huyện uỷ Giồng Riềng Nguyễn Văn Hiền (đứng thứ 5 từ trái qua) bàn giao nhà tình nghĩa xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang.

Bí thư Huyện uỷ Giồng Riềng Nguyễn Văn Hiền (đứng thứ 5 từ trái qua) bàn giao nhà tình nghĩa xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang.

Cụ thể, tổng giá trị sản xuất trong năm 2023 của huyện Giồng Riềng đạt hơn 13.926 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 689 tỷ đồng, tương đương 4,63% cùng kỳ (Nghị Quyết tăng 3,6%), đạt 100,53% so chỉ tiêu tỉnh giao. Trong đó, giá trị nông - lâm - thủy sản đạt hơn 10.435 tỷ đồng, tăng 3,37% cùng kỳ (Nghị quyết tăng 2,5%), đạt 100,04% so chỉ tiêu tỉnh giao; giá trị sản xuất công nghiệp 1.719 tỷ 790 triệu đồng, tăng 6,76% cùng kỳ (Nghị quyết tăng 1,8%), đạt 101,76% chỉ tiêu tỉnh giao; giá trị xây dựng 1.771 tỷ 489 triệu đồng, tăng 10,36% cùng kỳ (Nghị quyết tăng 6%), đạt 102,28% chỉ tiêu tỉnh giao. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 61,5 triệu đồng/người/năm (Nghị quyết là 60 triệu đồng), tương đương 5,13% so năm 2022.

“Giồng Riềng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ này là nhờ được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ tích cực của các sở, ngành cấp tỉnh, sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các chủ trương của Huyện ủy và các phong trào khác ở địa phương. Niềm vui lớn nhất của người dân trong năm qua là giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực của huyện luôn ở mức cao. Từ đó, nhiều nông dân đã mạnh dạn bắt tay vào tăng gia sản xuất để có thêm nguồn thu nhập, vươn lên thoát nghèo thoát nghèo bền vững”- Bí thư Huyện uỷ Giồng Riềng Nguyễn Văn Hiền chia sẻ.

Nông dân huyện Giồng Riềng thu hoạch lúa.

Nông dân huyện Giồng Riềng thu hoạch lúa.

Chỉnh trang đô thị và xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Bí thư Huyện uỷ Giồng Riềng Nguyễn Văn Hiền cho biết, hiện một số vấn đề hạn chế, tồn tại trong thời gian dài đã được tập trung chỉ đạo nên tạo được sự chuyển biến rõ rệt như các dự án về chỉnh trang đô thị thuộc thị trấn Giồng Riềng và khu hành chính của huyện đã hoàn thành các thủ tục trình UBND tỉnh để chấp thuận chủ trương đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Huyện đang phối hợp với các sở ngành ban hành các điều kiện kêu gọi đầu tư cụm Công nghiệp Long Thạnh. Phấn đấu đưa thị trấn Giồng Riềng trở thành đô thị loại IV và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng triển khai việc chỉnh trang đối với tuyến bờ kè (khu C).

Bên cạnh công tác chỉnh trang đô thị, Huyện uỷ, UBND huyện Giồng Riềng còn tập trung chỉ đạo đầu tư kết cấu hạ tầng, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa cho nông dân. Thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu gắn với công tác truy xuất nguồn gốc nông sản để nâng cao giá trị hàng hoá. Đến nay, toàn huyện có 27 loại mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, với 799 hộ tham gia, tổng diện tích 768 ha (tăng 223 hộ và 110 ha so năm 2022). Qua đó, thu nhập bình quân của mỗi mô hình từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Nông dân có thu nhập bình quân 46 triệu đồng/ha, tăng gần 9 triệu đồng/ha so năm 2022 nên ai nấy đều rất phấn khởi.

Bí thư Huyện uỷ Giồng Riềng Nguyễn Văn Hiền (đứng thứ 5 từ trái qua) gặp gỡ, đối thoại, tặng quà những hộ nghèo ở xã Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Thuận.

Bí thư Huyện uỷ Giồng Riềng Nguyễn Văn Hiền (đứng thứ 5 từ trái qua) gặp gỡ, đối thoại, tặng quà những hộ nghèo ở xã Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Thuận.

“Kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn để Giồng Riềng tiếp tục xây dựng, nâng chất Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới hoặc nông thôn mới nâng cao. Tập trung chỉ đạo nâng lên chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, đồng thời phấn đấu thực hiện đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, tỉnh đã quyết định công nhận thêm 2 xã Thạnh Phước, Long Thạnh đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao năm 2023. Hiện toàn huyện có 4 xã nông thôn mới nâng cao như Thạnh Hưng, Ngọc Thuận, Long Thạnh và Thạnh Phước’’, Bí thư Huyện uỷ Giồng Riềng Nguyễn Văn Hiền thông tin thêm.

Thu ngân sách vượt chỉ tiêu Nghị Quyết

Theo báo cáo của ngành chức năng huyện Giồng Riềng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn được hơn 78,8 tỷ đồng, đạt 118,17% so với Nghị quyết; tổng thu các nguồn quỹ được hơn 5,5 tỷ đồng, đạt 128,75% dự toán; tổng chi ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng (bao gồm ngân sách tỉnh bổ sung trong năm), đạt 105,36% Nghị quyết điều chỉnh. Đối chiếu với 33 chỉ tiêu cơ bản của Nghị quyết năm 2023, huyện Giồng Riềng có 33/33 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết.

Tin cùng chuyên mục

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong vùng đồng bào có đạo ở Bạc Liêu

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong vùng đồng bào có đạo ở Bạc Liêu

(PLVN) - “Nhiều vị linh mục, giáo dân Công giáo và mục sư, tín hữu Tin lành đã trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu, làm chỗ dựa đáng tin cậy trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước”, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đánh giá.

Đọc thêm

Tiên Du (Bắc Ninh) vững bước vào Xuân Ất Tỵ 2025

Tiên Du (Bắc Ninh) vững bước vào Xuân Ất Tỵ 2025
(PLVN) - Về Tiên Du vào dịp cận kề năm mới khi sắc xuân đang dần đến từng thôn làng, ngõ xóm, hiện hữu trước mắt bạn sẽ là những ngôi nhà bình yên, khang trang cùng tiếng cười vui của trẻ thơ háo hức đón xuân về.

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững
(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.