Dịch đau mắt đỏ lây qua hơi thở

 Bệnh đau mắt đỏ đang lây lan nhanh và bùng phát ở nhiều nơi. Bác sĩ Hoàng Cương - Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, đau mắt đỏ là một loại bệnh mà phòng bệnh tốt và đơn giản hơn nhiều so với chữa bệnh.

 Bệnh đau mắt đỏ đang lây lan nhanh và bùng phát ở nhiều nơi. Bác sĩ Hoàng Cương - Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, đau mắt đỏ là một loại bệnh mà phòng bệnh tốt và đơn giản hơn nhiều so với chữa bệnh.

Chung phòng điều hòa cũng bị lây

Bác sĩ Hoàng Cương cho biết, bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp xảy ra do nhiễm virus. Ban đầu chỉ là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt một chút. Nếu để nặng bệnh nhân có thể bị phù mắt hoặc có màng trong mắt.

Nói về cơ chế lây lan bệnh, BS Hoàng Cương cho hay, đau mắt đỏ chủ yếu lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với dịch nhờn từ mắt (dử mắt) qua tay bệnh nhân hoặc qua các vật dụng trung gian như: Khăn mặt, chậu rửa, tay nắm cửa, đồ chơi, chăn gối… Khi người bệnh lấy tay dụi mắt rồi cầm vào những vật dụng thì virus lưu lại và truyền cho những người khác khi họ tiếp xúc sau đó.

BS Tuệ Khanh đang khám cho một bệnh nhân bị đau mắt đỏ. Ảnh: P.Thuận.
BS Tuệ Khanh đang khám cho một bệnh nhân bị đau mắt đỏ. Ảnh: P.Thuận.

Ngoài ra, bệnh có thể lây qua hơi thở và nước bọt người mang mầm bệnh như nói chuyện quá gần, ho, hắt hơi... Nếu một người trong nhà bị đau mắt đỏ, dù có tránh chạm mặt trò chuyện nhưng sau đó họ vẫn có thể lây do virus từ hơi thở bệnh nhân phát tán vào không khí. Hoặc mọi người làm việc cùng trong phòng điều hòa vẫn có thể lây bệnh. Do đó, khi bị đau mắt đỏ nên hạn chế đến nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.

Dễ mù nếu điều trị nhầm

BS Cương cho hay, đau mắt đỏ rất dễ nhầm với bệnh viêm nội nhãn, viêm màng bồ đào… Tuy cùng triệu chứng đỏ mắt nhưng hai bệnh này làm thị lực suy giảm trầm trọng. Nếu chẩn đoán muộn thì dù có điều trị tốt cũng sẽ dẫn tới tổn hại thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù lòa.

TS.BS Vũ Tuệ Khanh - Khoa Kết giác mạc  (BV Mắt Sài Gòn – Hà Nội I) cho biết, đây là bệnh do virus nên dễ lây thành dịch nơi công cộng như trường học, nơi làm việc. Bệnh đau mắt đỏ có miễn dịch ngắn hạn nên chỉ sau thời gian ngắn người bệnh khỏi có thể vẫn bị tái nhiễm.

Nước bể bơi cũng là nơi truyền bệnh đau mắt đỏ rất nhanh. Khi có một người bị đau mắt đỏ đi bơi ở đó, virus gây bệnh sẽ tồn lưu trong nước một thời gian và lây truyền cho những người khác.

Cách phòng và tránh lây lan bệnh

Bác sĩ Hoàng Cương nhấn mạnh, đau mắt đỏ là một loại bệnh mà phòng bệnh tốt và đơn giản hơn nhiều chữa bệnh. Để phòng bệnh, bạn nên:

- Rửa tay, chân bằng xà phòng.

- Súc miệng nước muối.

- Tránh dụi tay vào mắt.

- Hạn chế đi bơi khi có dịch.

- Tránh đến nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với người bệnh.

- Khi tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ nên có khẩu trang.

- Không dùng chung đồ dùng, dụng cụ với người bệnh.

- Uống thật nhiều nước để có thể thải được độc tố trong cơ thể.

- Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, dùng khăn riêng. Vệ sinh khăn mặt của mình bằng cách giặt sạch và phơi ngoài nắng.

- Có thể rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước nhỏ mắt để phòng.

- Khi hệ miễn dịch kém rất dễ lây bệnh nên mọi người cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung vitamin C như uống nước chanh, cam…

Khi đã bị đau mắt cần thực hiện các biện pháp sau:

- Đối với người bệnh: Nên nghỉ ngơi khoảng 1 tuần để tránh lây lan và điều trị tích cực. Rửa tay trước và sau khi tra thuốc.  Rửa sạch dử mắt bằng cách kéo nhẹ mi dưới xuống, tra dung dịch NaCl 0,9% vào mắt và dùng khăn giấy hoặc gạc thấm khô mắt. Dùng riêng đồ dùng cá nhân như khăn, chậu rửa mặt, ly chén. Giặt ga giường, vỏ gối, khăn mặt bằng nước tẩy, phơi khô và ủi nóng.

- Đối với những người khác trong gia đình: Trong nhà có người mắc bệnh cần hạn chế ngủ chung giường người mắc bệnh và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần. Sau khi nhỏ thuốc cho người bệnh phải rửa tay sạch sẽ bằng xà bông, lau khô. Tuyệt đối không sử dụng thuốc của người bệnh để nhỏ phòng ngừa cho mình và người khác. Điều này sẽ gây lây nhiễm chéo và tạo ra chủng vi khuẩn kháng thuốc.

- Đối với trường học, nơi làm việc: Nơi làm việc, khi có người đau mắt cần nghỉ việc từ 3-5 ngày để tránh lây lan. Đối với học sinh, khi ở trường có bạn bị đau mắt cần cho nghỉ học để tránh lây lan cho các bạn cùng lớp. Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và không dụi tay bẩn lên mắt. Học sinh ở các trường nội trú, bán trú không cho học sinh dùng chung đồ dùng cá nhân và ngủ chung giường. Nếu cô giáo bị đau mắt cũng phải nghỉ cách ly ít nhất 3-5 ngày tránh lây cho học sinh.

Theo Gia đình

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.