Dịch COVID-19 sáng 26/2: Trung Quốc phê chuẩn thêm hai vắc-xin ngừa COVID-19 nội địa, Indonesia có khả năng miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 00 giờ ngày 26/2 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 113.303.853ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.512.899 ca tử vong, số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 88.861.567 người.

Philippines bắt đầu tiêm chủng từ đầu tháng 3

Ngày 25/2, một quan chức cấp cao Philippines thông báo nước này sẽ nhận những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, cho phép khởi động chiến động chiến dịch tiêm chủng quốc gia từ tuần tới.

Dù là một trong số những nước có số ca mắc và tử vong cao nhất tại châu Á, Philippines lại là quốc gia Đông Nam Á cuối cùng nhận những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên. 

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - ông Harry Roque - cho biết, lô vaccine gồm 600.000 liều của tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac Biotech (Trung Quốc) sẽ tới Philippines vào ngày 28/2, chậm hơn 5 ngày so với kế hoạch. Số vaccine này do phía Trung Quốc tài trợ. Ông Roque nhấn mạnh chương trình tiêm chủng sẽ được triển khai từ ngày 1/3. 

Philippines đã đặt hàng 25 triệu liều vaccine của hãng Sinovac và theo kế hoạch nhận lô đầu tiên vào ngày 23/2. Tuy nhiên đã bị trì hoãn do giới chức Philippines mới cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine trên vào tuần này. Bên cạnh vacccine của Sinovac, Philippines cũng đặt hàng 10.000 liều vaccine của Sinopharm trong khi vaccine của AstraZeneca sẽ tới nước này vào tháng 3 tới.

Theo các nhà phân tích, chương trình tiêm chủng được xem là chìa khóa quan trọng để giúp quốc gia này khôi phục nền kinh tế, vốn sụt giảm 9,5% trong năm ngoái do các biện pháp phong tỏa gắt gao và kéo dài, ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng và khiến nhiều người thất nghiệp.  

Indonesia có khả năng miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần

Ngày 25/2, Bộ trưởng Điều phối Vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan cho biết chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 cho 500.000 người/ngày vào tháng 3 và 700.000 người/ngày vào tháng 4. Nếu đạt được mục tiêu này, sẽ có 70 triệu người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 7 tới, giúp Indonesia đạt được miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần.

Một số nhóm đối tượng đã được tiêm phòng COVID-19 như lực lượng quân đội nên miễn dịch cộng đồng đã bắt đầu hình thành. Indonesia có 13/34 tỉnh chiếm 83% số người mắc COVID-19. Trong thời gian tới, chính quyền sẽ tính đến hiệu quả của việc tiêm chủng, trong đó tăng cường tập trung vào các tỉnh đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.

Tính đến ngày 24/2, Indonesia đã tiêm phòng cho 825.650 người.

Trung Quốc phê chuẩn thêm hai vắc-xin ngừa COVID-19 nội địa

Theo Reuters, hai loại vắc-xin mới được phê chuẩn do CanSino Biologics và Viện Sinh phẩm Vũ Hán, một chi nhánh của Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất.

Hồi tháng trước, một vaccine ngừa COVID-19 do Sinovac Biotech sản xuất cũng được phê chuẩn. Ngoài ra, một vaccine ngừa COVID-19 khác do một đơn vị của Sinopharm tại Bắc Kinh được phê chuẩn vào năm ngoái.

Cho tới giờ, Trung Quốc chưa phê chuẩn vắc-xin ngừa COVID-19 nào do các công ty dược phẩm phương Tây sản xuất.

Một đơn vị của Sinopharm tại Vũ Hán ngày 24/2 cho biết, vaccine do công ty này sản xuất có hiệu quả tới 72,51% trong việc chống COVID-19. Số liệu được trích dẫn từ phân tích tạm thời về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Tuy nhiên, đơn vị trên không cung cấp thêm chi tiết.

Bốn loại vaccine Trung Quốc trên đều có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường, khiến chúng trở thành lựa chọn tiềm năng đối với các quốc gia đang phát triển. Các vaccine của Pfizer và Moderna đều đòi hỏi nhiệt độ lạnh hơn để bảo quản lâu dài.

Trung Quốc đã xuất khẩu vaccine Sinovac và loại vaccine trước đó của Sinopharm sang các quốc gia khác trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.