Dịch COVID-19 sáng 2/3: Hơn 1.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Nhật Bản phải huỷ bỏ, Slovakia sẽ hạn chế người dân đi lại

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho một người Israel tại một quán bar ở Tel Aviv.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho một người Israel tại một quán bar ở Tel Aviv.
(PLVN) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 00 giờ ngày 2/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 114.823.613ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.545.439 ca tử vong, số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 90.408.469 người.

Thủ tướng Ấn Độ tiêm vaccine ngừa COVID-19

Sáng 1/3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã được tiêm vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mũi đầu tiên tại Viện Nghiên cứu y tế quốc gia AIIMS ở thủ đô New Delhi.

Theo viện trên, vaccine được sử dụng để tiêm cho ông Modi là Covaxin do công ty dược Bharat Biotech phát triển. Covaxin là một trong hai loại vaccine đã được Ấn Độ thông qua để phòng COVID-19 trong nước.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
 Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Phần Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Chính phủ Phần Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng.

Theo đó, các nhà hàng, trường học phải đóng cửa, hoạt động đi lại giữa các vùng bị hạn chế. Tình trạng khẩn cấp cũng cho phép chính phủ nước này áp đặt các biện pháp khác để kiềm chế dịch bệnh lây lan.  

Quốc gia Bắc Âu này đã đóng cửa biên giới. Một vài vùng tại Phần Lan ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong hai tuần qua, với ổ dịch bùng phát ở những người đi trượt tuyết tại vùng Lapland và công nhân làm việc ở các xưởng đóng tàu và công trường xây dựng.

Phần Lan đến nay nằm trong số những nước ít chịu tác động nhất của dịch bệnh tại châu Âu. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 58.064 ca mắc COVID-19 và 742 ca tử vong.

Theo truyền hình nhà nước Oman ngày 1/3, mọi hoạt động thương mại tại nước này sẽ đóng cửa từ 20h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau trong khoảng thời gian từ ngày 4/3-20/3. Đây là một trong số những biện pháp của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. 

Slovakia sẽ hạn chế người dân đi lại

Tại Slovakia, chính phủ nước này sẽ siết chặt các biện pháp phòng dịch từ ngày 3/3 tới, bao gồm việc hạn chế người dân đi lại. Theo quy định mới, người dân sẽ chỉ được phép đi lại từ 20h tối đến 1h sáng hôm sau, lệnh hạn chế đi lại sẽ áp dụng trong khung giờ từ 5h sáng đến 20 tối. Từ ngày 8/3, những người vào cửa hàng hoặc di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng cần đeo khẩu trang FFP 2. 

Các trường mầm non sẽ chỉ mở lớp cho những học sinh có cha mẹ không thể làm việc từ xa. Nếu đến ngày 21/3 tới, các biện pháp hạn chế không kiểm soát được tình trạng lây nhiễm, chính phủ sẽ chuẩn bị các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, như đóng cửa các doanh nghiệp và biên giới.

Hơn 1.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Nhật Bản phải huỷ bỏ

Hơn 1.000 liều vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Nhật Bản đã phải hủy bỏ sau khi nhiệt độ tại kho bảo quản không đảm bảo yêu cầu làm lạnh.

Bộ Y tế Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên vaccine ngừa COVID-19 bị lãng phí như vậy. Theo bộ này, do tủ đông gặp sự cố nên 172 lọ, ước tính khoảng hơn 1.000 liều không thể sử dụng được. Theo tiêu chuẩn, vaccine Pfizer/BioNTech phải được bảo quản tại nhiệt độ khoảng âm 75 độ C (âm 103 độ F).

Mặc dù không nêu cụ thể tên của cơ sở y tế hay nhà sản xuất tủ đông, nhưng Bộ Y tế cho biết nhà sản xuất tủ đông sẽ bắt đầu xem xét nguyên nhân gây ra sự cố trên.

Nhật Bản là thành viên cuối cùng của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vào ngày 17/2. Cho đến nay Nhật Bản đã nhận được 3 lô với khoảng 1,4 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech do Mỹ và Đức hợp tác bào chế.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.