Dịch COVID-19 sáng 21/2: New Zealand triển khai rộng rãi việc tiêm chủng vaccine, Thế giới có thể mất 20,5 triệu năm tuổi thọ vì Covid-19

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 02 giờ ngày 21/2 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 111.434.637 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.467.383 ca tử vong, số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 86.283.245 người.

New Zealand đã chính thức triển khai rộng rãi việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho lực lượng biên phòng và nhân viên kiểm dịch biên giới sau khi tiến hành tiêm chủng cho một nhóm nhỏ các nhân viên y tế trong ngày hôm trước.

Vào đầu tuần này, khi New Zealand tiếp nhận 60.000 liều vaccine Pfizer-BioNTech đầu tiên, Thủ tướng Jacinda Ardern tuyên bố nước này đã đặt mua đủ lượng vaccine để tiêm miễn phí cho hơn 5 triệu người và tất cả người nước ngoài đang có mặt ở đây. Chiến dịch tiêm chủng ở New Zealand dự kiến sẽ hoàn thành trong 1 năm. 

Romania trở thành một trong số những quốc gia châu Âu đầu tiên đưa người vô gia cư vào diện ưu tiên được tiêm chủng, tương tự như người cao tuổi và người có bệnh lý nền. Theo giới chức y tế Romania, trong nhiều ngày qua, nước này đã tiêm chủng cho gần 300 người vô gia cư. Ước tính, có khoảng 1.300 người đăng ký là người vô gia cư tại Romania.

Indonesia kéo dài các biện pháp phòng dịch tại Java và Bali

Cùng ngày, ông Airlangga Hartarto, Chủ tịch Ủy ban ứng phó địch COVID-19 và hồi phục kinh tế quốc gia của Indonesia, cho biết nước này đã gia hạn các biện pháp hạn chế đối với các hoạt động cộng đồng nhỏ lẻ tại Java và Bali đến ngày 8/3 tới.

Theo quan chức này, các biện pháp kiểm soát dịch đã phát huy hiệu quả, giúp giảm đáng kể tỷ lệ lây nhiễm. Theo thống kê chính thức, xu hướng các ca mắc mới tại 5 tỉnh của Indonesia gồm Jakarta, Banten, Tây Java, Yogyakarta và Đông Java đã có chiều hướng giảm.

Trước đó, chính quyền thành phố Jakarta của Indonesia cảnh báo sẽ phạt tới 5 triệu rupiah (356,89 USD) đối với những công dân không chịu tiêm vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19. Đây là mức phạt cao nhằm buộc người dân phải tuân thủ quy định tiêm phòng bắt buộc. 

Trong chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa dịch COVID-19 được khởi động hồi tháng trước, Indonesia đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 181,5 triệu người trong tổng số 270 triệu dân ở nước này trong vòng 15 tháng.

Thế giới có thể mất 20,5 triệu năm tuổi thọ vì Covid-19

Một nghiên cứu cho thấy người dân tại 81 quốc gia trên thế giới có thể đã mất 20,5 triệu năm tuổi thọ vì đại dịch.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Báo cáo Khoa học hôm 18/2, Héctor Pifarré i Arolas, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Sức khỏe thuộc Đại học Pompeu Fabra, Tây Ban Nha, cùng các đồng nghiệp quốc tế cho hay cứ mỗi ca tử vong do Covid-19 là thế giới mất đi 16 năm tuổi thọ.

Số năm tuổi thọ mất đi (YLL) chỉ chênh lệch giữa tuổi thực tế khi tử vong với tuổi thọ trung bình ước tính. Nhóm tác giả ước tính thế giới đã mất đi tổng cộng 20.507.518 năm tuổi thọ.

Nghiên cứu dựa theo 1.279.866 ca tử vong tại 81 quốc gia trên thế giới tính đến 6/1. YLL của đàn ông cao hơn 44% so với phụ nữ. Trong tổng số YLL, 44,9% ở người trong độ tuổi từ 55 tới 75, 30,2% ở người trẻ hơn 55 tuổi và 25% ở người già hơn 75 tuổi.

So sánh với những nguyên nhân tử vong phổ biến khác trên toàn cầu, YLL do Covid-19 có thể cao hơn từ hai tới 9 lần so với YLL do cúm mùa, và nhiều hơn 0,75 lần so với YLL liên quan tới bệnh tim mạch.

"Nghiên cứu này cho thấy đại dịch đã gây thiệt hại về người tồi tệ đến mức nào", Tiến sĩ Simon Clarke, phó giáo sư về vi sinh vật học tế bào tại Đại học Reading, nhận xét.

"Những dữ liệu này cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn là chỉ nhìn vào độ tuổi tử vong trung bình do Covid-19 và so sánh nó với thiệt hại kinh tế do áp đặt hạn chế phòng dịch", Clarke nói thêm.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.